Cách hợp thức hóa việc xây nhà chưa có giấy phép

Cách hợp thức hóa việc xây nhà chưa có giấy phép

 

4 trường hợp không được điều chỉnh, cấp giấy phép
Căn cứ điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng sai phép, không phép thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ không được điều chỉnh hoặc cấp giấy phép nhằm hợp thức hóa công trình, phần công trình vi phạm:

1. Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

2. Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.

3. Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.

4. Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép mà hành vi vi phạm đã kết thúc.

Cách hợp thức hóa công trình trái phép, không phép
Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:

“12. Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

a) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm”.

Như vậy, đối với hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng (sai phép, trái phép) và hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép mà đang thi công thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải đề nghị điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng, cụ thể:

– Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng và xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

– Hết thời hạn theo quy định trên mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm.

Thông báo được gửi cá nhân, tổ chức vi phạm, UBND cấp xã nơi có công trình vi phạm bằng hình thức gửi bảo đảm và niêm yết công khai tại công trình vi phạm. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không nhận thông báo hoặc gỡ bỏ thông báo được niêm yết tại công trình vi phạm thì UBND cấp xã nơi có công trình vi phạm có trách nhiệm niêm yết công khai thông báo tại trụ sở UBND cấp xã.

Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

– Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

– Cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

Trường hợp biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép được cấp hoặc được điều chỉnh.

Vậy Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép là phương án để không bị tháo dỡ, cụ thể: Điều chỉnh giấy phép để công nhận phần xây dựng sai phép hoặc cấp giấy phép cho công trình xây dựng không phép.

Theo Luật xây dựng 2014 và Thông tư số 05/2015/TT – BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về quản lý xây dựng thì cần phải có đơn xin phép tồn tại công trình trái phép, đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng và giải trình của chủ nhà về lý do xây nhà trái phép.

Tiếp theo, dựa vào các quy định về hồ sơ Thông tư số 05/2015/TT – BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng thì hợp thức hóa nhà cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết sau:

Giấy phép xây dựng;

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;

Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;

Một số giấy tờ khác theo quy định pháp luật.

Chuyên viên: Phương Nhi

Kính thưa Quý khách!

Hi vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm nguồn thông tin tham khảo khi tìm hiểu!

Công ty Luật Vạn Tín cung cấp các thủ tục làm sổ đỏtranh chấp đòi lại nhà đất cùng các dịch vụ tư vấn khác. Nếu có bất kỳ câu hỏi, vấn đề nào thắc mắc cần được giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn                 ĐT:  0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Vạn Tín        

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706