Tranh chấp nhà do thừa kế – Tư vấn, giải đáp cách giải quyết

Khi có tranh chấp nhà do thừa kế thì giải quyết như thế nào? Ai sẽ là người được thừa kế khi chủ sở hữu hiện tại qua đời? Mặc dù pháp luật đã quy định rất rõ về vấn đề này nhưng trên thực tế, các vụ kiện tụng, tranh chấp nhà đất do thừa kế vẫn liên tục xảy ra, thậm chí còn để lại những hậu quả đáng tiếc.

Chính vì thế, trong bài viết này, Công ty Luật Cộng Đồng Vạn Tín sẽ tư vấn cho bạn những thông tin liên quan đến tranh chấp nhà do thừa kế. Từ đó, giúp bạn hiểu rõ hơn và áp dụng trong trường hợp cần thiết.

Quy định của pháp luật về quyền sở hữu nhà đất

Pháp luật Việt Nam rất rõ ràng trong các quy định về thừa kế nhà đất. Cụ thể thì căn cứ xử lý tranh chấp nhà do thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Hiện nay, có hai dạng thừa kế chính đó là thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Pháp luật quy định rõ ràng về 2 loại thừa kế này như sau:

Pháp luật Việt Nam rất rõ ràng trong các quy định về thừa kế nhà đất, cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015
Pháp luật Việt Nam rất rõ ràng trong các quy định xử lý tranh chấp nhà do thừa kế, cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015

Nguồn: Bộ luật 91/2015/QH13 Dân sự, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật

Căn cứ vào khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp sau sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc có 2 loại: thừa kế miệng và thừa kế bằng văn bản. Theo quy định tại khoản 1, Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo di chúc hợp pháp khi:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

>> Tìm hiểu thủ tục làm Sổ đỏ thừa kế.

Người lập di chúc phải minh mẫn để tránh xảy ra tranh chấp nhà do thừa kế
Người lập di chúc phải minh mẫn

Những người thừa kế theo quy định của pháp luật

Tại Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những người thừa kế theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thứ tự hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật - Cơ sở xử lý tranh chấp nhà do thừa kế
Thứ tự hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật

Những trường hợp thừa kế nhà đất theo pháp luật

Các trường hợp được thừa kế nhà đất theo pháp luật có quy định tại Chương XXIII, Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Tranh chấp quyền thừa kế là một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay
Tranh chấp quyền thừa kế là một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay

>> Để hiểu rõ hơn, mời xem qua trường hợp tranh chấp do thừa kế tại Bến Tre.

Nhận diện tranh chấp nhà do thừa kế như thế nào?

Việc nhận diện tranh chấp nhà do thừa kế là đúng hay sai rất quan trọng, bởi nếu chỉ căn cứ vào yêu cầu của đương sự thì rất có thể dẫn đến sai lầm trong việc xác định mối quan hệ pháp luật tranh chấp về thừa kế.

Để có thể nhận diện tranh chấp nhà do thừa kế một cách chính xác nhất, cần có kỹ năng xác định mối quan hệ pháp luật tranh chấp dân sự nói chung và đặc thù của quan hệ tranh chấp thừa kế nói riêng. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng, từ đó bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong việc tranh chấp nhà do thừa kế.

Ngoài hiểu biết về luật, bạn cần biết cách phân loại tranh chấp thừa kế, điều này sẽ giúp xác định đúng các chứng cứ và cách thức thu thập một cách chính xác nhất. Đồng thời, biết cách xác định đúng luật, các nội dung áp dụng, xây dựng các phương án hòa giải, đàm phán có hiệu quả. Ngoài ra, còn cần trang bị thêm các kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ trong bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân trong các giai đoạn tố tụng nếu không thể đàm phán hay hòa giải.

Bạn hoàn toàn có thể tìm đến các luật sư hoặc văn phòng luật để được hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế, nhằm bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của mình.

Cần tìm luật sư uy tín để hỗ trợ giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế
Cần tìm luật sư uy tín để hỗ trợ giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế

Phân loại các dạng tranh chấp nhà do thừa kế

Như đã đề cập, để có thể nhận diện loại tranh chấp nhà do thừa kế một cách chính xác nhất, bạn cần phải biết cách phân loại chúng. Có 4 loại tranh chấp nhà do thừa kế thường gặp dựa trên cơ sở pháp luật và thực tiễn để giải quyết các vụ án thừa kế như sau:

  • Loại tranh chấp về thừa kế tài sản thứ nhất: Đây là loại tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế và phát sinh dựa trên yêu cầu của các đương sự trong vụ án thừa kế.
  • Loại tranh chấp nhà do thừa kế thứ hai: Tranh chấp này phát sinh từ các yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc nhiều đương sự. Loại tranh chấp thứ hai này sẽ xảy ra khi các đương sự không xác định được quyền thừa kế của mình.
  • Loại tranh chấp nhà do thừa kế thứ ba: Tranh chấp về việc bác bỏ quyền được thừa kế.
  • Loại tranh chấp nhà do thừa kế thứ tư: Tranh chấp về việc buộc người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người đã qua đời để lại, đồng thời thanh toán các khoản chi từ di sản.

Vậy, có những cách giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế nào? Tìm hiểu câu trả lời trong nội dung tiếp theo.

3 Cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất

Tranh chấp nhà do thừa kế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên liên quan. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, cần có cách giải quyết để xác định ai là người thừa hưởng, phần thừa hưởng là bao nhiêu,…

Hiện nay, có 3 cách được áp dụng để giải quyết tranh chấp nhà đất do thừa kế như sau:

Thương lượng để giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế

Đây là cách giải quyết không có sự can thiệp của bên thứ 3, các bên liên quan tự thỏa thuận với nhau để đưa ra quyết định cuối cùng. Pháp luật không quy định về thủ tục thực hiện đối với cách giải quyết này.

Hòa giải để giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế

Đây là cách giải quyết có sự can thiệp của bên thứ 3. Theo đó, bên thứ 3 sẽ giúp đưa ra phương án giải quyết tranh chấp cho các bên liên quan. Pháp luật cũng không quy định về thủ tục thực hiện đối với cách giải quyết này.

Khởi kiện để giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế

Tranh chấp nhà do thừa kế khi gửi đơn kiện sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Do đó, khi xảy ra tranh chấp nhà do thừa kế mà các bên không thể tự thỏa thuận và giải quyết với nhau thì có thể gửi đơn kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết.

Lưu ý: Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 35; khoản 3, Điều 35 và điểm a, khoản 1, Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp các bên tranh chấp không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án Nhân dân cấp huyện sẽ tiếp nhận đơn khiếu kiện và có thẩm quyền giải quyết.

Khi có tranh chấp nhà do thừa kế, Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Khi có tranh chấp nhà do thừa kế, Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết

>>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ.

Những lưu ý đối với người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp

Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về hình thức và nội dung đơn khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Những lưu ý khi khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế
Những lưu ý khi khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế

Nội dung chính của đơn khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế

Những nội dung chính cần đảm bảo và bắt buộc phải có trong đơn khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Họ tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có).
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Sau khi soạn xong đơn khởi kiện có đầy đủ các nội dung nêu trên, người khởi kiện có thể lựa chọn một trong các cách sau để gửi đơn khởi kiện về tranh chấp nhà do thừa kế:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
Những nội dung chính trong đơn khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế
Những nội dung chính trong đơn khởi kiện tranh chấp nhà đất

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện của Tòa án

Theo quy định tại Điều 191, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế và các tài liệu có liên quan, chánh án Tòa án sẽ phân công một thẩm phán tiếp nhận và chịu trách nhiệm giải quyết đơn khởi kiện. Trong quá trình xem xét đơn khởi kiện tranh chấp nhà do thừa kế, có thể đưa ra một số quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện (nếu có).
  • Tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1, Điều 317 của Bộ luật này.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc tranh chấp nhà do thừa kế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Ngoài ra, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thẩm phán cần thông báo cho người khởi kiện biết để nộp tiền tạm ứng án phí.

Như vậy, thẩm phán chỉ thụ lý vụ án tranh chấp nhà do thừa kế trong trường hợp người khởi kiện đã nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Do đó, nếu người khởi kiện không nộp biên lai thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và không giải quyết tranh chấp.

Công ty Luật Cộng Đồng Vạn Tín với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tư vấn pháp luật và hỗ trợ bạn tốt nhất trong việc giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế cùng các vấn đề pháp lý khác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN – Hotline: 0968.605.706 hoặc 0909.257.165

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706