Hiện nay việc thế chấp nhà ở để vay vốn ngân hàng xuất hiện khá phổ biến. Nếu như nhà đã bị đem đi thế chấp thì có còn được cho thuê hay không là một trong những thắc mắc mà khách hàng thường gửi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Vậy thì câu trả lời cho thắc mắc trên như thế nào? Mời quý vị theo dõi bài viết sau đây.
Thuê nhà là gì? Nhà thế chấp là như thế nào? Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm trên.
Hợp đồng thuê tài sản được quy định tại Điều 472 BLDS 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thế chấp tài sản theo quy định tại Điều 317 BLDS 2015 là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp) và tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ (Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp).
Nhà ở là một loại tài sản do đó cũng có thể thực hiện việc thế chấp này. Từ định nghĩa thế chấp của luật ta có thể thấy được rằng khi nhà được thế chấp thì căn nhà đó vẫn thuộc quyền quản lý, sử dụng của người thế chấp do đó họ vẫn có quyền cho thuê căn nhà trên. Tức là người thế chấp vẫn có quyền cho thuê nhà.
Tuy nhiên, việc cho thuê nhà thế chấp cũng không thực sự đơn giản. Bởi lẽ tại Điều 146 Luật Nhà ở 2014 có quy định rất rõ về cho thuê nhà thế chấp phải đáp ứng các điều kiện như sau: chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp nhà ở đang thuê bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê nhà ở vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật Nhà ở 2014 hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi muốn cho thuê nhà thế chấp thì bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà về tình trạng đã được thế chấp của căn nhà. Luật quy định như vậy để đảm bảo quyền lợi cho bên thuê nhà vì lúc này người thuê nhà đang nằm ở phía yếu thế hơn, cần được bảo đảm quyền và lợi ích.
Bên cạnh đó, khi thực hiện việc cho thuê nhà trên thì các bên cũng cần phải lưu ý thực hiện các quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Đối với bên nhận thế chấp: không được cản trở hoặc gây khó khăn cho bên thuê nhà, được bảo đảm việc giao nhà và các quyền nghĩa vụ khác tại Điều 322, 323 BLDS 2015.
+ Đối với bên thuê nhà thế chấp: được tiếp tục thuê nhà đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở, được sử dụng ngôi nhà đúng mục đích trong thời hạn thuê, được thông báo về việc nhà đang thuê được thế chấp cũng như các quyền nghĩa vụ khác tại Điều 324 BLDS 2015.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Hi vọng rằng sẽ giúp ích được cho quý vị.
Quý vị có thể tham khảo thêm một số bài viết khác của chúng tôi tại link: https://luatsunhadathcm.com/tranh-chap-doi-lai-nha-chung-cu/
Chuyên viên: KIM PHÚC
LIÊN HỆ
Để đội ngũ Luật sư nhà đất uy tín tphcm chúng tôi có cơ hội tư vấn, hỗ trợ giao dịch nhà đất thành công, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và đạt hiệu quả cao. Quý khách vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn ĐT: 0968.605.706.
Công ty Luật TNHH Vạn Tín ĐT: 028.7309.6558; website: https://luatvantin.com.vn/
Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh
Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com