“Chào luật sư, vừa qua thì em và vợ có tham gia một hội thảo của 1 công ty X, qua lời giới thiệu, lôi kéo, bọn em đã đặt cọc gần 70 triệu đồng tương đương với 30% giá trị hợp đồng. sang hôm sau, thì em có gọi điện xin rút tiền nhưng không được và được tổ chức một buổi gặp sếp. Gặp được cậu sếp kia thì họ vẫn nói không hủy hoàn được, vào yêu cầu vc em phải ký vào hợp đồng. cho em hỏi em có được rút tiền lại không ạ?”
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Có được hoàn cọc khi không lập Hợp đồng đặt cọc không?
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 trước đây thì hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải được lập thành văn bản (khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005). Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải lập thành văn bản (Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy, việc đặt cọc là biện pháp bảo đàm, phòng ngừa thực hiện nghĩa vụ, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, đồng thời sẽ không đỏi hỏi về điều kiện hình thức phải xác lập thành văn bản. Do đó, việc có hay không có hợp đồng đặt cọc là do hai bên tự thỏa thuận với nhau.
Đồng nghĩa với việc, mặc dù hợp đồng đặt cọc giữa hai bên chỉ qua thỏa thuận miêng nhưng vẫn sẽ có giá trị pháp lý.
Dẫu vậy, pháp luật vẫn tôn trọng sự tự thỏa thuận và tự quyết định giữ các bên tiến hành giao dịch, trường hợp các bên không thể thỏa thuận được thì mới áp dụng pháp luật. Có được hoàn cọc khi không lập Hợp đồng đặt cọc không?
3. Trường hợp Không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì sẽ như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 328. Đặt cọc
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Có được hoàn cọc khi không lập Hợp đồng đặt cọc không?
Như vậy, có thể thấy rằng mục đích của hợp đồng đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc là nhằm giao kết hợp đồng nhưng bên đặt cọc là bên làm cho hợp đồng không được giao kết thì sẽ phải chịu mất khoản tiền đã đặt cọc theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Chúc bạn thành công!
Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc
SĐT: 0973.212.487
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/
https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4