Kính thưa Quý vị!
Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi đã chính thức được thông qua ở Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025;
Luật 2023 này có nhiều điểm mới:
Hôm nay, chúng tôi xin trình bày điểm mới đối với đối tượng là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay thường được gọi là Việt Kiều.
Để dễ hiểu, ta nhớ Việt Kiều có hai nhóm:
- Việt kiều – có quốc tịch Việt Nam thì được hưởng mọi quyền lợi trong luật kinh doanh bđs 2023 như chúng ta/công dân Việt Nam.
- Việt Kiều – chỉ có giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam thì hạn chế quyền lợi hơn so với nhóm 1.
Lưu ý: đối với nhóm 1 phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam (tức là không bị cấm).
Lý do vì sao Luật kinh doanh bđs 2023 mở rộng hơn, sau khi tìm trên google thì chúng tôi tìm ra được 3 lý do như sau:
- Để cho Việt Kiều dễ dàng sở hữu bất động sản tại Việt Nam;
- Tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển khi sử dụng được nguồn vốn kiều hối;
- Tránh các tranh chấp xảy ra như trước kia khi Việt Kiều nhờ người thân đứng tên (giống như tình huống trong Án Lệ 02/2016 – Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người trong nước đứng tên dùm).
=> Do vậy, Luật kdbds 2023 đã sắp xếp Việt Kiều nhóm 1 nêu trên vào các điều khoản cùng với công dân Việt Nam, không còn tách ra một khoản, điểm khác như trong Luật kdbds 2014 nữa.
Quay trở lại quy định pháp luật, chúng tôi xin trích dẫn các Điều luật sau cho Quý vị tiện theo dõi.
Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 quy định
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Điều 10. Luật kdbs 2014.
Hình thức, phạm vi kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, chuyển nhượng dự án bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- 1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:
- a) Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật;
- c) Mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- d) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê;
đ) Thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để cho thuê lại;
- e) Thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để cho thuê lại;
- g) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:
- a) Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất để bán, cho thuê, cho thuê mua thông qua dự án bất động sản thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- c) Các hình thức kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.
Điều 11 LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 2014.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
- a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này;
- b) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- c) Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Điều 15. Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
- Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 5 Điều 10 của Luật này được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để sử dụng, kinh doanh.
- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam được mua, thuê, thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để sử dụng theo đúng công năng của công trình xây dựng.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này đang trong thời hạn hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được mua, thuê nhà ở để sử dụng; được thuê nhà ở để kinh doanh theo quy định của Luật này; được mua, thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để sử dụng theo đúng công năng của công trình xây dựng phục vụ cho các hoạt động của mình; thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để cho thuê lại sử dụng theo đúng công năng của công trình xây dựng.
ĐIỀU 14 LUẬT KINH DOANH BDS 2014 QUY ĐỊNH NHƯ SAU: