HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG TẶNG CHO CÓ ĐIỀU KIỆN
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 2 Điều 117, Khoản 1 Điều 120, Điều 129, Điều 223, Điều 238, Điều 457, Điều 459, Điều 462, Điều 502 Bộ Luật Dân sự 2015
Để giúp Quý khách hiểu rõ hơn về việc xác định hiệu lực hợp đồng tặng cho có điều kiện, Luật Vạn Tín trân trọng giới thiệu đến Quý khách vụ án thực tế như sau:
Thưa luật sư, xin cho tôi hỏi: Năm 2012, vợ chồng tôi được cô tôi tặng cho một mảnh đất bằng giấy viết tay có người làm chứng, điều kiện tặng cho là vợ chồng tôi phải đưa cho cô số tiền là 50.000.000VNĐ (năm mươi triệu đồng) có lập thành văn bản, vợ chồng tôi đã đưa đủ tiền cho cô tôi đi trả nợ. Chúng tôi vẫn sinh sống trên mảnh đất từ đó cho tới nay, nhưng chưa đi sang tên giấy tờ đất. Hiện nay, khu đất nhà tôi được giải tỏa, cô tôi kiện vợ chồng tôi ra Tòa để đòi lại giấy tờ đất vợ chồng tôi đang giữ, như vậy có đúng không? Tôi phải làm sao để bảo vệ mảnh đất của vợ chồng tôi?
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới chúng tôi. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Tranh chấp giữa vợ chồng bạn và cô của bạn là tranh chấp về hiệu lực của Hợp đồng tặng cho có điều kiện, hợp đồng tặng cho chỉ lập bằng giấy tờ viết tay có người làm chứng nhưng không có công chứng, chứng thực của Ủy ban nhân dân xã. Mặc dù từ năm 2012 đến nay, vợ chồng bạn lại chưa đi sang tên giấy tờ đất, nhưng do thời gian xác lập Hợp đồng tặng cho đã lâu, điều kiện tặng cho vợ chồng bạn đã hoàn thành, và vợ chồng bạn sinh sống trên mảnh đất đó từ năm 2012 cho đến nay. Do đó, Hợp đồng tặng cho có điều kiện giữa cô bạn và vợ chồng bạn sẽ có hiệu lực, cô bạn không có quyền đòi lại giấy tờ đất vợ chồng bạn đang giữ. Nhưng để tránh những rủi ro pháp lý trong thời gian tới, vợ chồng bạn nên xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên.
Trên đây là cách giải quyết về việc xác định hiệu lực hợp đồng tặng cho có điều kiện mà chúng tôi mang đến cho quý vị nhằm giúp quý vị có được sự hiểu biết cần thiết về vấn đề pháp lý xung quanh việc giải quyết tranh chấp nêu trên. Bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ đưa ra căn cứ pháp luật để bạn có thể đòi thêm tiền lãi từ khoản tiền cọc.
Lĩnh vực/công việc chuyên sâu của Công ty/Luật sư chuyên đất đai chúng tôi thường xuyên tư vấn như sau:
Giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán căn hộ/ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất/ tranh chấp đất đai/…
Trân trọng!
(Thông tin chúng tôi cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng không copy dưới mọi hình thức).
Tg: Chuyên viên: Phan Hiền
Trên đây là án thực tế chúng tôi đưa ra nhằm mục đích giúp khách hàng tham khảo khi làm Hợp đồng mua bán căn hộ, nhà ở/ hồ sơ thanh lý Hợp đồng mua bán căn hộ đòi lại tiền cọc từ phía chủ đầu tư dự án / tính lãi khoản tiền cọc và mức lãi …
Một số dữ liệu chúng tôi đã mã hóa để bảo mật thông tin cho khách hàng.
Lĩnh vực chuyên sâu của Công ty/Luật sư đất đai chúng tôi như sau:
Giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán nhà ở, căn hộ/Tranh chấp về đất đai/.
Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi cần tư vấn vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.
CÔNG TY LUẬT VẠN TÍN
Số 7 Đường số 14, Khu Him Lam, Phường Tân Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh.
Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website:https://luatsunhadathcm.com/