Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng, chứng thực?

Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự. Do đó, những quy định về giao dịch dân sự được áp dụng đối với hợp đồng dân sự. Để hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng phải hợp pháp. Một hợp đồng được xem là hợp pháp khi hợp đồng đó đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Và một trong những điều kiện đó chính là về hình thức của Hợp đồng. Hình thức của hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Có rất nhiều trường hợp các bên ký kết hợp đồng không công chứng tại văn phòng công chứng.Vậy đối với Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng hay không? Nếu không công chứng thì hợp đồng đặt cọc liệu có bị tuyên vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức theo quy định của pháp luật?

Để giúp Quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắc trên, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng hay không?

Để có thể hiểu hơn về vấn đề Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng hay không? Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc bài viết sau:

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp cần Hợp đồng cần phải công chứng chứng thực như sau:

“Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  1. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.”

 Như vậy, luật không quy định Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà cần phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ những loại hợp đồng sau mới bắt buộc công chứng, chứng thực:

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Hợp đồng thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất; Hợp đồng thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, theo quy của Luật đất đai 2013, đối với trường hợp Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà không nằm trong trường hợp bắt buộc phải công chứng chứng thực. Tuy nhiên, nếu các bên mong muốn công chứng thì vẫn có thể tiến hành làm thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng theo quy định.

Đối chiếu quy định của pháp luật dân sự, tại Điều 117 BLDS năm 2015 giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện :

Về chủ thể:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

+ Tham gia giao dịch dân sự trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc

Về mục đích, nội dung: không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.

 Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà không nằm trong trường hợp bắt buộc phải công chứng chứng thực.  Do đó, đối với Hợp đồng đặt cọc, khi hợp đồng các bên đáp ứng các điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch, mục đích và nội dung của giao dịch (theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015) thì hợp đồng đặt cọc có hiệu lực và không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực.

Hy vọng những thông tin chúng tôi đưa ra có thể giúp Quý bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích về vấn đề Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng hay không? để tham khảo khi có Tranh chấp hợp đồng đặt cọc xảy ra liên quan đến vấn đề phạt cọc.

Chuyên viên: HOÀI LINH

Tư vấn mua bán nhà đất

Công ty Luật Vạn Tín chuyên cung cấp dịch vụ sau:

  • Thủ tục mua bán nhà đất, thủ tục hoàn côngtranh chấp thừa kế thủ tục xin giấy phép xây dựng; thủ tục chia di sản thừa kế, thủ tục trước bạ, đăng bộ, đăng ký nhà đất; thủ tục vay thế chấp nhà đất; hợp thức hóa nhà đất, thủ tục làm sổ hồng khi mua bán bằng giấy tay; mua bán qua người ủy quyền; mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng;
  • Tư vấn điều kiện mua bán nhà đất, điều kiện nhận chuyển nhượng nhà đất, nhận chuyển nhượng căn hộ; chuyển nhượng đất; tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà; tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ;
  • Tư vấn chiến lược, tham gia soạn thảo Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng, Hợp đồng mua bán, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng ủy quyền
  • Với đội ngũ Luật sư giỏi tại tphcm sẽ đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án tất cả các tranh chấp liên quan đến nhà đất như tranh chấp tranh chấp thừa kế, hợp đồng mua bán nhà đất; tranh chấp hợp đồng đặt cọc; phạt cọc hợp đồng đặt cọc, tranh chấp hợp đồng góp vốn, tranh chấp lối đi chung; tranh chấp tường chung;

LIÊN HỆ

Để đội ngũ Luật sư tư vấn nhà đất chúng tôi có cơ hội tư vấn, hỗ trợ giao dịch nhà đất thành công, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và đạt hiệu quả cao. Quý khách vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn                 ĐT:  0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Vạn Tín           ĐT: 028.7309.6558;           website: https://luatvantin.com.vn/

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Thuận, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706