HỢP THỨC HÓA NHÀ ĐẤT, HỒ SƠ THỦ TỤC RA SAO?

Hợp thức hóa nhà đất hay còn được hiểu là việc thực hiện các thủ tục để xin cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là Sổ hồng).

Trong bài viết lần trước chúng tôi đã cung cấp cho quý vị về các trường hợp được hợp thức hóa nhà đất, quý khách có thể tham khảo lại bài viết tại link sau: https://luatsunhadathcm.com/thu-tuc-hop-thuc-hoa-nha-dat/

Nhận được câu hỏi của khách hàng về vấn đề thủ tục, hồ sơ hợp thức hóa nhà đất sẽ bao gồm những gì? Hôm nay chúng tôi xin được cung cấp cho quý vị các thông tin liên quan đến vấn đề trên.

Thứ nhất về hồ sơ hợp thức hóa nhà đất, khi thuộc các trường hợp có giấy tờ để được làm thủ tục hợp thức hóa (tham khảo các trường hợp tại link bài viết trước) thì căn cứ theo quy định tại điểm a, b, c, đ, g khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và khoản 19 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT chủ thể hợp thức hóa cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký hợp thức hóa nhà đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK (ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT);
  • Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

(Trường hợp hợp thức hóa nhà đất đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
  • Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

Bên cạnh các giấy tờ trên thì chủ thể thực hiện việc hợp thức hóa nhà đất còn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ khác liên quan gồm:

  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  • Hộ khẩu, Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực).

Thứ hai về thủ tục nộp hồ sơ hợp thức hóa nhà đất (có giấy tờ): áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai 2013, việc nộp hồ sơ để làm thủ tục hợp thức hóa nhà đất có giấy tờ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Lưu ý:

+ Về hình thức các loại giấy tờ nêu trên cần nộp phải:

  • Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
  • Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
  • Nộp bản chính giấy tờ.

(Được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)

+ Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được hợp thức hóa nhà đất (có giấy tờ) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề pháp lý ngày hôm nay, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho quý vị khi thực hiện việc hợp thức hóa đối với tài sản là nhà đất của chính mình.

Chuyên viên: KIM PHÚC

Tư vấn mua bán nhà đất

Công ty Luật Vạn Tín chuyên cung cấp dịch vụ sau:

  • Thủ tục mua bán nhà đất, thủ tục hoàn công; thủ tục xin giấy phép xây dựng; thủ tục chia di sản thừa kế, thủ tục trước bạ, đăng bộ, đăng ký nhà đất; thủ tục vay thế chấp nhà đất; hợp thức hóa nhà đất, thủ tục làm sổ hồng khi mua bán bằng giấy tay; mua bán qua người ủy quyền; mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng;
  • Tư vấn điều kiện mua bán nhà đất, điều kiện nhận chuyển nhượng nhà đất, nhận chuyển nhượng căn hộ; chuyển nhượng đất ….
  • Tư vấn chiến lược, tham gia soạn thảo Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng, Hợp đồng mua bán, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng ủy quyền
  • Với đội ngũ Luật sư giỏi tại tphcm sẽ đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án tất cả các tranh chấp liên quan đến nhà đất như tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất; tranh chấp hợp đồng đặt cọc; tranh chấp hợp đồng góp vốn, tranh chấp lối đi chung; tranh chấp tường chung;

LIÊN HỆ

Để đội ngũ Luật sư chuyên về nhà đất TPHCM chúng tôi có cơ hội tư vấn, hỗ trợ giao dịch nhà đất thành công, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và đạt hiệu quả cao. Quý khách vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn        ĐT:  0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Vạn Tín           ĐT: 028.7309.6558;           website: https://luatvantin.com.vn/

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706