Hủy văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Hỏi: Thưa Luật sư. Ba mẹ tôi mất nên gia đình chúng tôi đã cùng nhau làm một văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, ký tại UBND cấp xã. Nhưng nay tôi muốn hủy văn bản đã lập đó vì gia đình tôi còn có một người anh thất lạc, chưa vợ con, hiện nay đã chết mà sao không đưa vào thừa kế. Nay tôi muốn hủy văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì làm sao?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng về công chứng văn bản thỏa thuân phân chia di sản như sau:
Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản nói trên phải được công chứng để có giá trị về mặt pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho bạn và các thành viên trong gia đình.
Hiện nay, tại Hà Nội cũng có rất nhiều văn phòng công chứng rồi, nên bạn có thể ra đó để họ tư vấn và làm thủ tục phân chia tài sản cho bạn. Chứ đơn xác nhận tại UBND cấp xã là không hợp lệ, không theo pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, anh bạn đã chết rồi nên không đưa vào phân chia tài sản thừa kế là hợp lý.Văn bản mà gia đình bạn phân chia di sản thừa kế tại UBND cấp xã là sai, nên tự khắc nó sẽ không được đăng bộ.
Còn khi các đồng thừa kế không thống nhất chia thì sẽ kiện ra Tòa án để chia lại.
Còn nếu nhà bạn đã và đang ở đó thì mình cứ ở không cần khởi kiện, hay chia lại. Khi các đồng thừa kế khác cần chia thì tự họ sẽ tự khởi kiện lên Tòa án đòi quyền lợi của mình.
Chuyên viên: Phương Nhi
Kính thưa Quý khách!
Hi vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm nguồn thông tin tham khảo khi tìm hiểu!
Công ty Luật Vạn Tín cung cấp các thủ tục làm sổ đỏ, tranh chấp đòi lại nhà đất cùng các dịch vụ tư vấn khác. Nếu có bất kỳ câu hỏi, vấn đề nào thắc mắc cần được giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn ĐT: 0968.605.706.
Công ty Luật TNHH Vạn Tín
Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh
Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/