Làm thủ tục thừa kế nhà đất ở đâu? Có phức tạp và khó khăn không? Có cần đến sự tư vấn của các công ty luật không? Mọi câu hỏi thắc mắc sẽ được Công ty Luật Vạn Tín giải đáp giúp bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
Hướng dẫn làm thủ tục thừa kế nhà đất 2021 mới nhất
Để hoàn tất thủ tục chuyển thừa kế nhà đất cho con, cần thực hiện theo 2 bước sau:
Bước 1: Làm thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế
Quy trình hoàn tất thủ tục thừa kế nhà đất không thể thiếu bước khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà những người thừa kế sẽ tiến hành việc khai nhận hoặc phân chia di sản như sau:
- Đối với việc khai nhận làm thủ tục thừa kế di sản: Trong trường hợp những người thừa kế nhà đất muốn đồng sở hữu quyền sử dụng đất, sẽ cần lập văn bản khai nhận di sản. Văn bản này được áp dụng trong trường hợp người duy nhất được hưởng thừa kế nhà đất theo di sản hoặc những người cùng được hưởng nhà đất theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản nhà đất đó.
- Đối với việc phân chia di sản thừa kế nhà đất: Trong trường hợp di sản thừa kế nhà đất được chia cho nhiều người, nếu muốn phân chia rõ ràng quyền sử dụng đất cho từng người thì cần lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Văn bản này được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người.
Lưu ý: Trong trường hợp làm thủ tục thừa kế nhà đất mà các bên không tự thỏa thuận và giải quyết được việc phân chia di sản dẫn đến các tranh chấp thừa kế nhà đất, có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo Khoản 5 Điều 26 và Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản tranh chấp sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Công chứng giấy tờ
Sau khi hoàn tất việc làm văn bản khai nhận hoặc phân chia thừa kế nhà đất cần công chứng các văn bản này tại phòng công chứng theo quy định của Điều 57, 58 Luật Công chứng 2014. Theo đó, văn bản khai nhận di sản thừa kế nhà đất hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản theo quy định.
Đối với người thừa kế nhà đất, cần nộp một bộ hồ sơ đầy đủ gồm các giấy tờ được công chứng theo Khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng tử của người hoặc những người để lại di sản thừa kế nhà đất.
- CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu, hoặc hộ khẩu của những người còn sống được thừa kế tính đến thời điểm làm thủ tục nhận thừa kế nhà đất.
- Giấy chứng tử của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục thừa kế nhà đất.
- Đối với trường hợp thừa kế nhà đất theo pháp luật thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế di sản.
- Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải có bản gốc hoặc bản sao của di chúc.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ công chứng
Theo Khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014, công chứng viên cần kiểm tra hồ sơ công chứng làm thủ tục thừa kế nhà đất trước khi tiếp nhận thụ lý vụ án. Cụ thể:
- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
- Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Bước 4: Làm thủ tục đăng ký di sản thừa kế
Sau khi hoàn tất việc khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế nhà đất, cần thực hiện thủ tục đăng ký di sản thừa kế.
Trình tự và thủ tục đăng ký được quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Hồ sơ đăng ký di sản thừa kế theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;
- Văn bản về việc thừa kế nhà đất. Trường hợp người thừa kế là duy nhất, cần làm đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận đã cấp quyền bản gốc.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, người làm thủ tục thừa kế nhà đất nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. Tại đây, cơ quan này có nhiệm vụ và trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Nếu đã đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu thì gửi thông tin đăng ký địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: tư vấn thủ tục mua bán nhà đất
Công ty tư vấn làm thủ tục thừa kế di sản nhà đất
Thừa kế nhà đất là một vấn đề quan trọng, cần được thực hiện theo đúng quy trình và phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Do đó, để giảm thiểu tối đa thời gian thực hiện và hạn chế xảy ra sai sót trong quá trình làm thủ tục, bạn nên liên hệ với các công ty luật uy tín để được hỗ trợ.
Với uy tín và kinh nghiệm nhiều năm của mình, Công ty Luật Vạn Tín chính là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn để hoàn thành việc làm thủ tục thừa kế di sản nhà đất. Đội ngũ luật sư của công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình trong mọi việc, từ chuẩn bị hồ sơ cho đến tham gia tố tụng tại Tòa án (trong trường hợp cần thiết) với thời gian nhanh chóng, độ chính xác tuyệt đối, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bạn.
Liên hệ ngay với chúng tôi – Công ty Luật Vạn Tín để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhé!
HOTLINE liên hệ: 0968 605 706