NGƯỜI NƯỚC NGOÀI GỐC VIỆT NAM CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN SỔ ĐỎ

Vụ án thực tế: Chị TL là người gốc Việt Nam nhưng đến năm 2008 chị TL chuyển sang Mỹ và cắt quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Mỹ. Năm 2018, chị Chi được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương từ người em trai người Việt Nam. Sau đó, chị TL đi làm hồ sơ để đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì hồ sơ của chị TL không được chấp nhận, với lý do chị TL mặc dù là bên được nhận chuyển nhượng mảnh đất đó, là người gốc Việt Nam nhưng hiện tại chị đã mang quốc tịch Mỹ nên chị TL không được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 07 năm 2014:

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Như vậy, chị TL là người gốc Việt Nam, sau khi chị di cư sinh sống tại Mỹ. Đến nay chị đã nhập quốc tịch Mỹ và cắt quốc tịch Việt Nam. Vậy chị TL là người gốc Việt cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Xét theo Điều 8 Luật nhà ở năm 2014 quy định về Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

“2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

b. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;”

Do đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Luật nhà ở năm 2014 thì vẫn được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu như đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật và thuộc trường hợp được công nhận quyền sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định như sau: trong trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

(Những nội dung tư vấn chúng tôi đưa ra trên trang Web chỉ mang tính chất tham khảo; nghiêm cấm việc sao chép dưới mọi hình thức

Tg: Chuyên viên: Hoài Linh

Lĩnh vực chuyên sâu của Công ty/Luật sư đất đai chúng tôi như sau:

Giải quyết Tranh chấp về đất đai/.

Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.

CÔNG TY LUẬT VẠN TÍN

Số 7 Đường số 14, Khu Him Lam, Phường Tân Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh.

Fanpage:  https://www.facebook.com/vplshuynhpham

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website:https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706