Thừa kế nhà đất hiện nay là vấn đề không còn xa lạ trong đời sống hiện nay, tuy nhiên về các vấn đề về thủ tục để nhận thừa kế không phải ai cũng hiểu rõ, đặc biệt là về thủ tục thừa kế nhà đất khi không có di chúc. Việc không để lại di chúc sẽ có thể dẫn đến các tranh chấp không đáng có do đó trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị các kiến thức cần biết về vấn đề này.
Thừa kế là việc người còn sống được hưởng những di sản của người chết để lại. Di sản theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 được định nghĩa là “bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Như vậy thì thủ tục thừa kế nhà đất khi không có di chúc, nếu người chết có tài sản là nhà đất thì phần nhà đất đó được xem là di sản của người chết và các người thừa kế sẽ có quyền thụ hưởng phần di sản là nhà đất này.
Trong chế định thừa kế có quy định về 02 trường hơp như sau: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. (Quý vị có thể tham khảo thêm phần thủ tục thừa kế nhà đất khi có di chúc tại link: https://luatsunhadathcm.com/thu-tuc-quy-trinh-thua-ke-nha-dat-khi-co-di-chuc-ra-sao/) Đối với việc người chết không để lại di chúc để chia di sản thì chúng ta sẽ áp dụng cách chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể thủ tục chia thừa kế nhà đất khi không có di chúc gồm những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Quy định về hàng thừa kế tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 gồm 03 hàng thừa kế, những người cùng hàng thừa kế thì sẽ được hưởng phần di sản như nhau.
Về các hàng thừa kế cụ thể như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, ta có thể hiểu rằng khi người chết để lại phần nhà đất mà không có di chúc thì thủ tục thừa kế nhà đất khi không có di chúc sẽ được thực hiện bằng cách chia đều khối tài sản là nhà đất đó thành các phần bằng nhau và mỗi người được hưởng một phần nhà đất trong khối di sản mà người chết để lại.
Thứ hai, thủ tục thừa kế nhà đất khi không có di chúc, về mặt trình tự thực hiện:
+ Giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục thừa kế nhà đất phải chuẩn bị gồm: Các giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng của người để lại di sản, Giấy chứng tử, CMND/CCCD/Hộ chiếu của những người được hưởng di sản, Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người để lại di sản đối với người được hưởng di sản…
+ Thủ tục khai nhận di sản thừa kế (hoặc phân chia di sản thừa kế):
Bước 1: những người thừa kế lập văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản rồi thực hiện việc công chứng các văn bản vừa nêu.
Bước 2: thực hiện việc đăng ký di sản đối với nhà đất được hưởng thừa kế thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hồ sơ khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Văn bản về việc được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Bước ba: thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan như: thuế thu nhập cá nhân (10% ), lệ phí trước bạ (0.5% giá trị chuyển quyền sử dụng đất), lệ phí địa chính, lệ phí thẩm định.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Mong rằng sẽ giúp ích được cho quý vị. Quý vị có thể tham khảo các bài viết khác tại link: https://luatsunhadathcm.com/thu-tuc-lam-chu-quyen-nha-dat-khi-duoc-nhan-thua-ke/
Chuyên viên: KIM PHÚC
Tư vấn mua bán nhà đất
Công ty Luật Vạn Tín chuyên cung cấp dịch vụ sau:
- Thủ tục mua bán nhà đất, thủ tục hoàn công; tranh chấp thừa kế thủ tục xin giấy phép xây dựng; thủ tục chia di sản thừa kế, thủ tục trước bạ, đăng bộ, đăng ký nhà đất; thủ tục vay thế chấp nhà đất; hợp thức hóa nhà đất, thủ tục làm sổ hồng khi mua bán bằng giấy tay; mua bán qua người ủy quyền; mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng;
- Tư vấn điều kiện mua bán nhà đất, điều kiện nhận chuyển nhượng nhà đất, nhận chuyển nhượng căn hộ; chuyển nhượng đất ….
- Tư vấn chiến lược, tham gia soạn thảo Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng, Hợp đồng mua bán, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng ủy quyền
- Với đội ngũ Luật sư giỏi tại tphcm sẽ đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án tất cả các tranh chấp liên quan đến nhà đất như tranh chấp tranh chấp thừa kế, hợp đồng mua bán nhà đất; tranh chấp hợp đồng đặt cọc; phạt cọc hợp đồng đặt cọc, tranh chấp hợp đồng góp vốn, tranh chấp lối đi chung; tranh chấp tường chung;
LIÊN HỆ
Để đội ngũ Luật sư tư vấn nhà đất miễn phí TPHCM chúng tôi có cơ hội tư vấn, hỗ trợ giao dịch nhà đất thành công, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và đạt hiệu quả cao. Quý khách vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn ĐT: 0968.605.706.
Công ty Luật TNHH Vạn Tín ĐT: 028.7309.6558; website: https://luatvantin.com.vn/
Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Thuận, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh
Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/