Thực hiện di chúc tài sản của bà ngoại để lại.

Tiêu đề: Thực hiện di chúc của bà ngoại

Hỏi: Chào Luật sư! Em muốn hỏi luật sư là bên ngoại em có căn nhà 200m2 và có 5 người con ( bao gồm mẹ em). Và cho tới hiện tại ông bà ngoại đều mất rồi. Dì A tự nhiên có tờ di chúc ghi là phần của bà ngoại cho hết cho dì A. Vậy cho em hỏi là em có phần trong di chúc ấy không? Với lại hiện tại, mẹ muốn bán căn nhà ấy để có tiền làm ăn nhưng các dì lại không chịu bán thì hỏi phải làm sao ạ (cãi nhau rất nhiều nên chắc không còn thương lương bình thường được ạ). Em xin cảm ơn.

*Trả lời:

Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Điều 626 quy định về Quyền của người lập di chúc như sau:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Đầu tiên, bạn phải xem xét di chúc đó có hiệu lực hay không. Nếu không có hiệu lực thì Dì A của bạn xem như không thể thừa hưởng toàn bộ di chúc đó.

Thứ nhất, nếu di chúc không hợp pháp thì phần di sản của bà ngoại bạn sẽ được phân chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  2. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;”

Theo quy định tại Điều 643 BLDS 2015 thì hiệu lực của di chúc được quy định:

‘’1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2.Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3.Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4.Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.’’

          Thứ hai, là di chúc để lại hợp pháp

Nếu bà ngoại bạn lập di chúc thì người có tên trong di chúc sẽ được hưởng di sản thừa kế của bà ngoại bạn, tức là Dì A sẽ được hưởng. Tuy nhiên, tại thời điểm bà ngoại bạn mất, di chúc phát sinh hiệu lực có thể sẽ phát sinh người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Theo Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Nếu phát sinh trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì khi phân chia phần tài sản của bà ngoại bạn sẽ chia cho những đối tượng này trước. Sau đó, phần còn lại mới được phân chia theo di chúc.

Và trong trường hợp này, bà ngoại bạn không còn cha, mẹ, chồng, con chưa thành niên hay con đã thành niên mà không còn khả năng lao động. Nên tài sản đó sẽ đương nhiên thuộc về quyền sở hữu của Dì A như di chúc để lại.

 

Chuyên viên: Phương Nhi

Hi vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm nguồn thông tin tham khảo khi tìm hiểu!

Công ty Luật Vạn Tín cung cấp các thủ tục làm sổ đỏ, di chúc, tranh chấp đòi lại nhà đất cùng các dịch vụ tư vấn khác. Nếu có bất kỳ câu hỏi, vấn đề nào thắc mắc cần được giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn                 ĐT:  0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Vạn Tín        

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706