TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Hiện nay, tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diễn ra ngày càng phổ biến. Một số tranh chấp cụ thể có thể kể đến như: Tranh chấp đòi quyền sở hữu nhà đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp thừa kế nhà đất v.v…Ở bài viết này, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc một dạng tranh chấp về đất đai cũng khá phổ biến đó là tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Hợp đồng tặng cho tài sản là gì? Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản.

Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Do đó đất đai cũng là mọt trong những đối tượng của Hợp đồng tặng cho. Tuy nhiên, khi thực hiện ký kết hợp đồng tặng cho đã có sự gian dối, vậy sẽ xử lý như thế nào? Hợp đồng có bị tuyên vô hiệu?

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu vụ án thực tế về tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thông qua Bản án số 90/2018/DS-PT ngày 05/03/2018 của TAND tỉnh Bến Tre:

Ông Huỳnh Văn Q được ông bà để lại, phần đất có diện tích 689m2  thửa số 136, tờ bản đồ số 18, tọa lạc tại: ấp A, xã T, huyện B, tỉnh Bến Tre.

Năm 1995, ông Q đăng ký kê khai phần đất nêu trên và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Q.

Năm 2008, Uỷ ban nhân dân huyện B thu hồi một phần diện tích đất 66m2 làm đê quốc phòng.

Năm 2011, ông Q có cho ông N một nền nhà thuộc thửa số 136, tờ bản đồ số 18 để cất nhà ở. Năm 2012, ông N yêu cầu ông Q tách sổ cho ông N phần đất nền nhà đã cho nên ông đồng ý và ông N làm các thủ tục giấy tờ sang tên cho ông Q ký tên, vì tin tưởng con ruột (là ông N) nên ông Q không kiểm tra lại nội dung các văn bản mà ông N đưa cho ông ký tên.

Năm 2013, ông Q có họp mặt gia đình tất cả các con ông Q đều có mặt, ký tên đồng ý (trong đó có ông N) để cho bà Huỳnh Ngọc T2 một nền nhà để cất nhà ở với chiều ngang là 05m, chiều dài là 18m, vị trí phía sau nhà ông N và bà T2 sau đó đã cất nhà kiên cố tại phần đất nêu trên.

 Năm 2014, do bà T2 và vợ chồng ông N có mâu thuẫn nên ông N, bà C đã xua đuổi bà T2 và nói rằng toàn bộ phần đất thửa số 136, tờ bản đồ số 18 là đất của ông N. Sau đó, ông Q, bà T2 có đến Uỷ ban nhân dân xã T tìm hiểu thì mới biết ông N đã lừa dối ông Q sang tên toàn bộ phần đất thửa số 136, tờ bản đồ số 18 cho ông N đứng tên, ông Q đã có đơn yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết buộc ông N giao trả lại phần đất tranh chấp mà ông Q không có cho ông N (phần nhà của ông Q và nhà bà T2 cùng phần đất trống còn lại) nhưng chính quyền địa phương hòa giải không thành.

Nay ông Q yêu cầu Tòa án giải quyết như sau:

– Hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 04/8/2012 giữa ông Huỳnh Văn Q và ông Huỳnh Văn N;

Bản án dân sự sơ thẩm số: 77/2017/DS-ST ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện B đã quyết định như sau:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Huỳnh Văn Q;

Hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 04/8/2012 giữa ông Huỳnh Văn Q và ông Huỳnh Văn N đối với thửa đất 136, tờ bản đồ 18, diện tích qua đo đạc thực tế 578,9m2, loại đất ONT + CLN, tọa lạc tại: ấp A, xã T, huyện B, tỉnh Bến Tre.

Bản án dân sự phúc thẩm, Tòa án nhận định :

– Lẽ ra cấp sơ thẩm phải thu thập thêm chứng cứ để nếu đất là của ông Q, bà K thì ông Q chỉ được quyền định đoạt ½ diện tích (vì thời hiệu về thừa kế của bà K vẫn còn) và nếu là của các thành viên trong hộ thì việc tặng cho này có giá trị toàn bộ.

– Mặc dù ông Q tặng cho ông N nhưng ông Q vẫn còn sử dụng. Bà T2 cũng sử dụng và xây dựng nhà kiên cố trên thửa (3a2) diện tích 190,5m2. Ông N cũng chỉ sử dụng một phần như kết quả thẩm định.

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ ông Q cho ông N đã lập theo mẫu, có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cũng đã được chuyển tên từ ông Q cho ông N. Tuy nhiên xác định quyền của người tặng cho (được toàn quyền hay một phần) và hợp đồng chỉ thực hiện một phần. Để ổn định chỗ ở và có đất sinh hoạt (cả hai bên không ai có đất nào khác) nên cần giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất là có tình và có lý.

Bản án Phúc thẩm quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Huỳnh Văn Q về tranh chấp hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Kiến nghị UBND huyện B điều chỉnh giảm diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Huỳnh Văn N sang cho ông Huỳnh Văn Q, bà Huỳnh Ngọc T2 theo đúng diện tích đối với phần đất được quản lý, sử dụng.

Căn cứ Điều 459 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

  1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng tặng cho trong trường hợp này đã tuân thủ về hình thức.

Tuy nhiên theo trình bày của nguyên đơn ông N yêu cầu ông Q tách sổ cho ông N phần đất nền nhà đã cho nên ông đồng ý và ông N làm các thủ tục giấy tờ sang tên cho ông Q ký tên, vì tin tưởng con ruột (là ông N) nên ông Q không kiểm tra lại nội dung các văn bản mà ông N đưa cho ông ký và ông Q đã bị lừa dối bà ký vào hợp đồng tặng cho.

Điều 127 BLDS 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Hy vọng những thông tin đưa ra có thể là nguồn tham khảo cho Quý bạn đọc khi tìm hiểu về vấn đề tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Chuyên viên: Hoài Linh

Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.

Tư vấn mua bán nhà đất

Công ty Luật Vạn Tín chuyên cung cấp dịch vụ sau:

  • Thủ tục mua bán nhà đất, thủ tục hoàn công; thủ tục xin giấy phép xây dựng; thủ tục chia di sản thừa kế, thủ tục trước bạ, đăng bộ, đăng ký nhà đất; thủ tục vay thế chấp nhà đất; hợp thức hóa nhà đất, thủ tục làm sổ hồng khi mua bán bằng giấy tay; mua bán qua người ủy quyền; mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng;
  • Tư vấn điều kiện mua bán nhà đất, điều kiện nhận chuyển nhượng nhà đất, nhận chuyển nhượng căn hộ; chuyển nhượng đất ….
  • Tư vấn chiến lược, tham gia soạn thảo Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng, Hợp đồng mua bán, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng ủy quyền
  • Với đội ngũ Luật sư giỏi tại tphcm sẽ đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án tất cả các tranh chấp liên quan đến nhà đất như tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất; tranh chấp hợp đồng đặt cọc; tranh chấp hợp đồng góp vốn, tranh chấp lối đi chung; tranh chấp tường chung;

LIÊN HỆ

Để đội ngũ Luật sư nhà đất uy tín tphcm chúng tôi có cơ hội tư vấn, hỗ trợ giao dịch nhà đất thành công, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và đạt hiệu quả cao. Quý khách vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn         ĐT:  0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Vạn Tín ĐT: website: https://luatvantin.com.vn/

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706