TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ ĐẤT VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT?

Các tranh chấp liên quan đến sở hữu nhà đất không những ngày càng xảy ra nhiều mà mức độ phức tạp của nó cũng ngày càng tăng. Do đó việc nắm được trình tự giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà đất sẽ đem lại lợi thế cho quý vị một khi xảy ra tranh chấp. Hôm nay, chúng tôi xin cung cấp cho quý vị những thông tin cần thiết về vấn đề trên.

Tranh chấp quyền sở hữu nhà đất có thể được hiểu là bao gồm về tranh chấp đất đai và tranh chấp về quyền sở hữu nhà gắn với quyền sử dụng đất. Chúng tôi sẽ chia bài viết thành hai phần, phần này là về tranh chấp quyền sở hữu nhà đất tranh chấp đất đai.

Hiện nay chúng ta có định nghĩa về tranh chấp đất đai quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy thì trình tự giải quyết tranh chấp này ra sao?

Trình tự giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà đất, cụ thể là giải quyết tranh chấp về đất đai sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Theo đó thứ nhất, tranh chấp về đất đai là loại tranh chấp bắt buộc phải thông qua bước hòa giải ở UBND cấp xã trước khi khởi kiện tại Tòa án. Về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc:

  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. (Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh);
  • Cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Lưu ý khi hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở:

+ Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản (gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận).

+ Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bả về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Thứu hai, trong trường hợp nếu hòa giải thành thì việc tranh chấp xem như chấm dứt. Nếu hòa giải không thành thì sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp như sau:

Trước tiên là trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà đất cụ thể là tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sở hữu được quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013:

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  1. a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  2. b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Và theo quy định tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hồ sơ của trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà đất cụ thể là tranh chấp đất đai gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà đất cụ thể là tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì tranh chấp đất đai này do Tòa án nhân dân giải quyết.

Trên đây là các tư vấn của chúng tôi về vấn đề pháp lý trên, mong rằng sẽ giúp ích được cho quý vị. Quý vị có thể tham khảo thêm một số bài viết khác liên quan tại link: https://luatsunhadathcm.com/tranh-chap-quyen-so-huu-nha-dat-chuan-bi-ho-so-gi/

Chuyên viên: KIM PHÚC

Tư vấn mua bán nhà đất

Công ty Luật Vạn Tín chuyên cung cấp dịch vụ sau:

  • Thủ tục mua bán nhà đất, thủ tục hoàn côngtranh chấp thừa kế thủ tục xin giấy phép xây dựng; thủ tục chia di sản thừa kế, thủ tục trước bạ, đăng bộ, đăng ký nhà đất; thủ tục vay thế chấp nhà đất; hợp thức hóa nhà đất, thủ tục làm sổ hồng khi mua bán bằng giấy tay; mua bán qua người ủy quyền; mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng;
  • Tư vấn điều kiện mua bán nhà đất, điều kiện nhận chuyển nhượng nhà đất, nhận chuyển nhượng căn hộ; chuyển nhượng đất ….
  • Tư vấn chiến lược, tham gia soạn thảo Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng, Hợp đồng mua bán, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng ủy quyền
  • Với đội ngũ Luật sư giỏi tại tphcm sẽ đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án tất cả các tranh chấp liên quan đến nhà đất như tranh chấp tranh chấp thừa kế, hợp đồng mua bán nhà đất; tranh chấp hợp đồng đặt cọcphạt cọc hợp đồng đặt cọc, tranh chấp hợp đồng góp vốn, tranh chấp lối đi chung; tranh chấp tường chung;

LIÊN HỆ

Để đội ngũ Luật sư nhà đất uy tín tphcm chúng tôi có cơ hội tư vấn, hỗ trợ giao dịch nhà đất thành công, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và đạt hiệu quả cao. Quý khách vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn                 ĐT:  0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Vạn Tín           ĐT: 028.7309.6558;           website: https://luatvantin.com.vn/

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Thuận, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706