VI BẰNG CÓ THAY THẾ ĐƯỢC HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG HAY KHÔNG?
Cơ sở pháp lý:
- Điều 3, Điều 36, Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP
Thừa phát lại là một hình thức được sử dụng nhiều trong vài năm trở lại đây, nhằm thực hiện các công tác:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu hỗ trợ cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước.
- Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo pháp luật hiện hành, thừa phát lại không được tiến hành lập vi bằng trong các trường hợp liên quan đến phạm vi hợp đồng, giao dịch thuộc hoạt động công chứng, chứng thực; không được quyền lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và/hoặc để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
Vì vậy, trường hợp khách hàng sử dụng vi bằng như là một hình thức văn bản thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực là không phù hợp quy định pháp luật và đem lại nhiều rủi ro về sau cho Quý khách hàng khi phát sinh tranh chấp.
Trên đây là chủ đề chúng tôi muốn mang đến nhằm giúp giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng liên quan đến những vấn đề trong cuộc sống.
Chúng tôi xin cảm ơn
Trân trọng!
Chuyên viên: Phan Hiền
Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi cần tư vấn vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706