Khi thửa đất tồn tại cột điện và cách xử lý

Khi thửa đất tồn tại cột điện và cách xử lý

Thửa đất em mua năm 2004-2005. Đất có sổ đỏ, lúc mua đã có 1 cột điện và 1 đường dây điện 220v chạy qua. Hiện giờ còn thêm điện 380V chạy qua. Làm em khó canh tác. Năm 2018 em làm nhà ,em có viết đơn cho cơ quan điện lưc để di dời cột điện ra khỏi thửa đất. Để em làm nhà, nhưng cơ quan điện lực vờ như không thấy. Làm em phải làm nhà không như mình mong muốn. Em viết đơn trình lên thì cơ quan bảo em rằng: em muốn di dời cột điện ra khỏi thửa đất thì phải chịu chi phí toàn bộ. Em không đồng ý. Và tới giờ là 2021 rồi đã 16,17 năm rồi. Từ ngày em viết đơn thì cũng gần 6 năm rồi mà cơ quan điện lực vẫn không di đời cột điện cho em.Mà theo như em biết cột điện và đường dây điện chạy qua hay nằm trong thửa đất thì được bồi thường 80% gì đó. Nhưng từ trước tới giờ nhà em không được đền bù. Mong luật sư giải đáp.

*Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ CP về vấn đề bồi thường với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 14/2014/NĐ-CP như sau:

“1. Khi dự án công trình lưới điện cao áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mặt bằng xây dựng, chậm nhất sau mười lăm (15) ngày làm việc chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Việc bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và hỗ trợ khác cho người đang sử dụng đất khi xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mọi tài sản hoặc công trình được tạo lập sau khi đã nhận được thông báo thực hiện dự án mà vi phạm hành lang an toàn theo quy định tại Nghị định này thì buộc phải tháo dỡ phần vi phạm và không được bồi thường, hỗ trợ.”

Và Điều 12 Luật điện lực 2004, sửa đổi bổ sung 2018 quy định Sử dụng đất cho các công trình điện lực:

“1. Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.

2. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

3. Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.”

Như vậy, khi dự án công trình lưới điện cao áp được CQNN phê duyệt mặt bằng xây dựng thì chậm nhất sau 15 ngày làm việc, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản đến UBND các cấp ở địa phương, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Trường hợp này gia đình bạn phải nhận được thông báo cũng như phương án đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có) từ phía điện lực.

*Điều kiện yêu cầu di dời cột điện, đường dây điện.

– Khi nhà nước hoặc cá nhân tổ chức thực hiện xây dựng đường lưới điện như cột điện, đường dây điện đi qua đất thuộc quyền sở hữu của người dân thì đối với nhà nước thuộc trường hợp thu hồi thì phải đưa ra quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật và tiến hành bồi thường về đất nếu có tài sản gắn liền với đất thì cũng phải bồi thường bằng giá trị tài sản tại thời điểm thu hồi, trường hợp không thu hồi đất nhưng làm hạ chế quyền chủ sử dụng đất thì vẫn phải bồi thường, hỗ trợ nhưng không được vượt quá 80% bồi thường thu hồi đất. Còn đối với tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thì phải thương lượng, thỏa thuận với chủ thể có đất bị xâm phạm và bồi thường theo sự thỏa thuận của hai bên.

– Như vậy, để thực hiện yêu cầu di dời hệ thống điên thì phải đáp ứng được điều kiện việc xây dựng đó phải trái quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận hay có quyết định thu hồi đất hay bồi thường, đang xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể, gây mất an toàn đối với chủ thể đó thì họ có quyền khiếu nại, kiến nghị yêu cầu đi dời hệ thống cột điện đó và sẽ không mất chi phí về phần di dời hệ thống điện đang vi phạm này.

– Ngoài ra nếu hệ thống điện được xây dựng gần nhà hay đất của mình đang canh tác nhưng hệ thống cột điện, hây dây điện đó qua mưa báo, thời gian, thời tiết mà bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây nguy hiểm lớn thì chủ sở hữu đất đang bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu di dời hoặc sửa chữa.

– Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống điện đó không xây dựng trong phần đất của mình nhưng mất mỹ quan, gây mất an toàn thì chủ thể đó có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước, cá nhân, tổ chức đó về việc di dời hệ thống điện nhưng phải có địa điểm để di dời và chịu hòa toàn chi phí về việc di dời đó.

– Để di dời cột điện bạn cần làm Đơn đề nghị di dời cột điện, dây điện. Trong đơn đề nghị phải nêu rõ sự việc, lý do yêu cầu di dời, thông tin chủ thể yêu cầu di dời, địa điểm cột điện, dây điện cần di dời. Bạn cần cung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất -> Nhằm mục đích chứng minh cột điện hay dây chuyên tải điện đó đang đi trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình. Hình ảnh của cột điện, dây điện đi qua: Chứng minh rõ vị trí cột điện, dây điện xâm phạm.

*Đối với đất có đường dây tải điện 220 kV đi qua mà không thu hồi đất ở thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ về việc bị hạn chế khả năng sử dụng đất. Mức bồi thường không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở đối với phần diện tích nằm trong hành lang an toàn. Bên cạnh đó, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ với mức không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất này tính trên diện tích phần nằm trong hành lang.

Kính thưa Quý khách!

Hi vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm nguồn thông tin tham khảo khi tìm hiểu!

Chuyên viên: Phương Nhi

Công ty Luật Vạn Tín cung cấp các thủ tục làm sổ đỏ, tranh chấp đòi lại nhà đất cùng các dịch vụ tư vấn khác. Nếu có bất kỳ câu hỏi, vấn đề nào thắc mắc cần được giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư Phạm Thị Nhàn ĐT: 0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Cộng đồng Vạn Tín

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706