Kính chào Quý khách!
Trải qua thực tiễn viết đơn khởi kiện của nhiều vụ án. Chúng tôi rút ra 7 (bảy) điểm cần lưu ý khi viết đơn khởi kiện. Đây không phải là kim chỉ nam, chỉ là những ghi chú nhỏ giúp các bạn sinh viên mới ra trường hoặc quý khách tự viết đơn khởi kiện mà không nhờ Luật sư.
7 LƯU Ý CẦN THIẾT KHI VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
-
What? Khởi kiện yêu cầu gì?/ Mục đích của việc khởi kiện là gì?
Vấn đề này được đề cập trong Sách “Tư duy pháp lý của Luật sư” của Thầy Nguyễn Ngọc Bích. Đây là câu hỏi kết luận của vụ án, bạn khởi kiện để làm gì? Nhằm mục đích gì? Yêu cầu bên bị đơn làm gì? Khi xác định yêu cầu của người khởi kiện thì sẽ xác định được vấn đề mấu chốt của vụ án. Hai bên tranh cãi nhau về cái gì thì cái đó sẽ trở thành điểm mấu chốt.
Ví dụ: Hai vợ chồng có căn nhà và đất tại 32 Trần Kế Xương, Phường …, quận … là tài sản chung. Vợ và chồng đều thừa nhận đây là tài sản chung nhưng vấn đề là bên chồng đòi 70% giá trị căn nhà vì cho rằng mình đóng góp công sức nhiều hơn. Bên vợ cũng đòi 80% vì cho rằng nguồn gốc do ông bà ngoại cho, chứ chồng từ quê vào thì làm gì có của đâu từ quê mang vào mà đòi chia.
Vấn đề hai bên đang cãi nhau là tỷ lệ, nói thẳng tuột mạch là hai bên đang cãi nhau “TIỀN’, cụ thể mỗi bên được bao nhiêu tiền. Nếu tỷ lệ kia mà nó không ảnh hưởng đến túi tiền phồng lên hay xẹp xuống thì cũng không cãi làm gì. Do vậy, tóm lại vấn đề mấu chốt là Tiền và mỗi bên được bao nhiêu tiền?
Ví thế, xác định rõ trong đơn khởi kiện “Kính đề nghị Tòa án nhân dân quận…tuyên phần quyền của tôi trong căn nhà là 80%, cụ thể số tiền là………..Tôi yêu cầu lấy nhà/hiện vật ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật”.
-
Nguyên đơn có quyền khởi kiện không tức là thời hiệu khởi kiện vụ án còn không?
Pháp luật quy định thời hiệu khác nhau cho mỗi loại tranh chấp. 7 LƯU Ý CẦN THIẾT KHI VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
- Tranh chấp hợp đồng
Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm”.
- Khiếu kiện hành chính
Theo quy định tài Điều 116 Luật tố tụng Hành chính “đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính”.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất
Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “thời hiệu khởi kiện về đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Như vậy, khi còn thời hiệu khởi kiện thì người khởi kiện có quyền khởi kiện.
-
Quan hệ tranh chấp
Để xác định quan hệ tranh chấp thường thì các bạn được đào tạo ở Trường Luật sẽ viết chắc chắn hơn. Các bạn mở Điều Luật trong Bộ luật Tố tụng phần “các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án” thấy tranh chấp của mình ở điểm nào thì ghi nguyên điểm đó vào đơn.
Đối với người dân bình thường thì ghi đúng vào bản chất vấn đề, ví như bà Ba mượn tiền tôi không trả, tôi tranh chấp đòi tiền Bà Ba thì ghi Đơn khởi kiện, về /việc: đòi tiền.
Ví dụ: Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 “ Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
7 LƯU Ý CẦN THIẾT KHI VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
-
Nội dung vụ việc
Đây giống như phần thân bài của một bài văn. Nội dung cần được trình bày càng chi tiết càng tốt. Tuy nhiên, có nhiều vụ án khó khăn, Luật sư soạn đơn cũng “ém” bớt để bổ sung sau vì hiện tại chưa có chứng cứ chứng minh hoặc chưa biết thông tin của những người liên quan.
Thường khi soạn phần thân bài, bạn lấy cái gì làm chủ chốt/ đứng đầu thì các đoạn văn nên bắt đầu bằng cái đó. Ví như, chọn ngày tháng năm để làm cột mốc thì đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 luôn bắt đầu bằng mốc ngày..tháng… năm, đến chủ thể là Bà A……………
Bạn không nên viết kiểu:ngày 12 tháng 6 năm 2020, Bà A cho Bà B vay 100 triệu đồng, thời hạn vay …….
Ngày 12 tháng 6 năm 2021. Bà B không trả nợ nên bị Bà A kiện ra Tòa.
Bạn nên viết thống nhất như sau:
Ngày 12 tháng 6 năm 2020, Bà A cho Bà B vay 100 triệu đồng, thời hạn….
Ngày 12 tháng 6 năm 2021, Bà A yêu cầu trả nợ nhưng Bà B không thực hiện. Vì vậy, Bà A khởi kiện đến Tòa án nhân dân…………….
Bạn lấy Bà A làm mốc để bắt đầu sự kiện và viết tiếp theo, người đọc sẽ dễ dàng hiểu vụ án hơn.
-
Căn cứ pháp luật để yên cầu
Khi soạn đơn khởi kiện, chúng ta nên tìm hiểu pháp luật để xem nội dung yêu cầu có căn cứ hay không? Đương sự/thân chủ tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của theo hầu kiện nhưng cuối cùng thì Tòa án bác đơn do không có căn cứ pháp luật thì hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2014 bởi người mua không trả tiền. Bạn yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng trên. Tuy nhiên, Hợp đồng này đã được công chứng hợp pháp, người mua đã cập nhật tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ luật Dân sự 2005 không quy định hủy hợp đồng trong trường hợp này. Bộ Luật Dân sự 2015 mới có quy định.
-
Chốt yêu cầu đòi bằng hiện vật hay tiền, và dự đoán định giá con số cụ thể để có Căn cứ Tòa tính tạm ứng án phí.
Nội dung yêu cầu lấy bằng gì, ví dụ tranh chấp tài sản chung của vợ chồng thì có yêu cầu lấy nhà không, hay chỉ lấy tiền thôi. Nếu lấy nhà hay tiền thì cũng ước lượng con số là bao nhiêu để Tòa làm căn cứ tính tạm ứng án phí ban đầu khi thụ lý đơn.
-
Lãi tính đến khi thi hành xong Bản án.
Thông thường, khi soạn đơn khởi kiện, chúng tôi ghi yêu cầu Bà A trả 100 triệu đồng và lãi chậm trả cho đến khi thi hành xong Bản án. Lãi tạm tính trong thời gian 3 tháng từ ngày 01/01/2021 đến 31/3/2021 là 10% = …….tiền.
Tổng số tiền yêu cầu Bà A phải trả tạm tính đến 31/3/2021 là: Gốc………+ Lãi………..=…………..
Nếu đơn khởi kiện quên yêu cầu lãi thì quyền lợi của nguyên đơn không đảm bảo ở mức cao nhất vì thời gian giải quyết một vụ án khá lâu. Nhiều Bản án tranh chấp 2, 3 năm nhưng khi có Bản án có hiệu lực, thi hành 2, 3 năm nữa vẫn chưa xong. Do vậy, cần chú ý việc yêu cầu lãi phải tính cho đến khi thi hành xong Bản án.
Đồng thời bạn có thể tham khảo một số bài viết có liên quan đến chủ đề này thông qua video sau: (bài viết 7 LƯU Ý CẦN THIẾT KHI VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN)
https://www.youtube.com/watch?v=34KrYLmA7TI
Đồng thời bạn có thể tham khảo một số bài viết có liên quan đến chủ đề này thông qua LIÊN KẾT sau:
https://luatsunhadathcm.com/quy-trinh-khoi-kien-tranh-chap-dat-sau-ly-hon/
Chúc bạn thành công!
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/
https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4