ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI

“Thưa luật sư, em nay 29 tuổi, tháng 3 vừa rồi em có đặt nhà hàng tiệc cưới tại địa chỉ A để tổ chức lễ báo hỷ với số tiền 50 triệu đồng vào ngày 20/5/2021, lúc đó thì chưa bùng dịch, nhưng tới ngày 10/5/2021 thì dịch bùng phát và không thể làm được ạ, hồi đó em với nhà hàng có thỏa thuận bảo lưu hđ lại 3 tháng. Nhưng giờ em không muốn làm nữa thì có thể rút cọc lại được không ạ? Em cảm ơn luật sư”

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Ý kiến cá nhân:

Căn cứ vào Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 328. Đặt cọc

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, nếu bên đặt cọc từ chối tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI

Như đã biết, Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015.  Theo đó, tại Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm như sau:

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

  1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.” ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI

Theo quy định trên thì nếu tại trong hợp đồng, hai bên có những thỏa thuận riêng với nhau về các về các khoản phải bồi thường do vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm hợp đồng sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. đồng nghĩa với việc hai bên thỏa thuận những vấn đề nào trong hợp đồng thì các bên buộc phải thực hiện tất cả những vấn đề đó.

Chính vì bên vi phạm hợp đồng không tuân thủ theo những giao kết đã đặt ra nên sẽ phải chịu trách nhiệm theo mức phạt vi phạm trong hợp đồng đã quy định.

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc  

SĐT: 0973.212.487

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              Hotline:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706