Tòa nhà ở xã hội trong Dự án khu dân cư có được dành 20% quỹ sàn nhà ở để kinh doanh thương mại, dịch vụ không?

Mô tả: Xin kính chào các Luật sư! Tôi có một câu hỏi kính nhờ các Luật sư giải đáp giúp. Xin trân trọng cảm ơn! Câu hỏi như sau: Công ty tôi được chấp thuận làm chủ đầu tư một Khu dân cư (không đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư). Trong khu dân cư có 1 tòa nhà ở xã hội cao 5 tầng với diện tích hơn 25.000 m2. Theo điểm d khoản 2 điều 85 của Luật nhà ở năm 2023 quy định: “Trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư dự án được dành tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án để kinh doanh dịch vụ, thương mại.” Theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì trong Khu dân cư đã có 1 Tòa nhà thương mại dịch vụ rồi. Vậy, Công ty tôi có được dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của Tòa nhà ở xã hội để kinh doanh dịch vụ, thương mại không? Trân trọng cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật Cộng Đồng Vạn Tín xin được chia sẻ cùng bạn đọc tham khảo về vấn đề này như sau:

Các vấn đề cần làm rõ: 

  • Bạn của bạn có để lại tài sản nào làm tài sản bảo đảm hay không?

  • Bạn của bạn có vợ, con gì hay không? Nếu số tiền được dùng vào mục đích sinh hoạt chung trong gia đình thì vợ và con của con nợ có thể có trách nhiệm trả số tiền đó
  • Trong 25 triệu tổng số tiền bạn cho vay có bao nhiêu là tiền chuyển khoản, bao nhiêu là tiền mặt? Những bằng chứng đầy đủ mà bạn nói là những bằng chứng nào? Nội dung chuyển khoản là gì ? Lúc đưa tiền mặt có ghi âm ghi hình lại không? Có ai làm chứng việc bạn đưa tiền mặt hay không?
  • Tại sao bạn lại giảm 5 triệu cho con nợ? Thời điểm mà bạn giảm 5 triệu cho con nợ là khi nào?
  • Con nợ sử dụng số tiền bạn cho vay có đúng mục đích như con nợ trình bày tại thời điểm bạn cho con nợ vay hay không ? Nếu đúng mục đích cho vay thì mục đích đó là gì?  Nếu không đúng mục đích cho vay, thì con nợ sử dụng số tiền bạn cho vay vào những việc nào ?
  • Trước tháng 7/2024 con nợ đã trả bạn được bao nhiêu ? Ngày mà con nợ trả tiền lần cuối là khi nào ?
  • Con nợ vi phạm thỏa thuận trên giấy ghi nợ những nội dung nào? Có thỏa thuận phạt vi phạm trong trường hợp vi phạm thỏa thuận hay không? Nếu có thì phạt vi phạm bằng hình thức gì  ?
  • Có tính lãi xuất vay hay không? Nếu có thì bao nhiêu %? Có thỏa thuận về lãi phát sinh khi con nợ chậm trả tiền hay không? Nếu có thì lãi chậm trả là bao nhiêu?
  • Tại sao con nợ lại nhất quyết không trả tiền cho bạn? Điều kiện tài chính nhà con nợ như thế nào?
  • Có cam kết bảo lãnh của người khác đối với con nợ hay không ? Nếu có cam kết bảo lãnh thì đó là ai và khả năng chi trả của họ như thế nào? (Người cam kết bảo lãnh có thể là người nhà con nợ hoặc người khác)
  • Con nợ có bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tạm trú hay không? Con nợ có lản tránh khi bạn gặp trực tiếp nói chuyện với con nợ hay không?

Các vấn đề pháp lý: 

1. Nghĩa vụ trả nợ theo giấy nhận nợ 

Theo Điều 463 và 466 Bộ luật Dân sự 2015, bên vay có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo thỏa thuận. Người bạn của bạn không thực hiện cam kết trả 1 triệu đồng mỗi tháng từ tháng 7/2024 đến hiện tại nên đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Việc tự ý thay đổi điều kiện thanh toán:

Bạn của bạn tự ý thay đổi ngày trả nợ mà không có sự đồng ý của bạn, vi phạm cam kết trong giấy nợ. Điều này cũng là vi phạm thỏa thuận hợp đồng và quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Điều 280 Bộ luật Dân sự 2015, quy định nghĩa vụ dân sự phải được thực hiện đúng theo các điều kiện đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận

2. Lãi Suất Quá Hạn 

Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về lãi suất chậm trả trong giấy nhận nợ thì lãi suất chậm trả được quy định tại Điều 357 và Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015. Khi bạn của bạn chậm trả nợ, họ phải chịu lãi suất quá hạn trên số tiền chậm trả theo thỏa thuận , tương ứng với thời gian chậm trả nhưng lãi suất chậm trả tối đa không được vượt quá 20%/năm. Giả sử bạn bớt 5 triệu cho bạn của bạn vào ngày 30/7/2024 thì số nợ hiện tại là 20 triệu và bạn có quyền yêu cầu bạn của bạn trả thêm khoản tiền chậm trả tối đa là 1 triệu VNĐ được tính theo công thức như sau: 20% : 12 x  20.000.000 VNĐ x 3 tháng = 1.000.000 VNĐ và bạn của bạn có nghĩa vụ trả thêm số tiền chậm trả là 1 triệu VNĐ tính đến hiện tại

Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận về lãi suất quá hạn, thì mức lãi suất quá hạn áp dụng sẽ dựa theo quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Bạn có quyền yêu cầu con nợ trả tiền chậm trả được tính theo công thức: 50% x 20% : 12 x 20.000.000 x 3 tháng = 500.000 VNĐ và bạn của bạn có nghĩa vụ trả tiền lãi chậm trả cho bạn số tiền 500.000 VNĐ tính đến hiện tại

3. Hướng xử lý tình huống: 

  • Giải pháp thứ nhất:

Gửi Yêu Cầu Thanh Toán Chính Thức, Cảnh Báo Về Khả Năng Khởi Kiện

Soạn thảo một văn bản yêu cầu thanh toán, ghi rõ số tiền người bạn đang nợ ( bao gồm 20 triệu, tiền lãi nếu có thỏa thuận và tiền chậm trả), cam kết trả nợ đã ký trong giấy nợ và việc bạn đã giảm 5 triệu đồng.

Đề nghị thời hạn cụ thể để bạn đó thanh toán khoản nợ còn lại

Thông báo rõ ràng rằng nếu bạn đó không tuân thủ, bạn sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án.

Cố gắng giữ lại bằng chứng về yêu cầu thanh toán và phản hồi của bạn đó, vì điều này sẽ hữu ích nếu bạn cần đệ trình lên tòa.

  • Giải pháp thứ hai:

Khởi Kiện Yêu Cầu Tòa Án Giải Quyết

Trong trường hợp đã gửi yêu cầu thanh toán chính thức nhưng bạn của bạn nhất quyết không trả. Thì căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cho phép bên cho vay (bạn) khởi kiện yêu cầu tòa án can thiệp nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ. Khi khởi kiện, bạn cần chứng minh được khoản nợ, giấy nợ và các vi phạm của bên vay.

4. Hồ sơ Cần chuẩn bị: 

  • Đơn khởi kiện
  • Đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải tại tòa (nếu có )
  • Giấy nợ, các bằng chứng về khoản nợ và các tài liệu liên quan đến yêu cầu thanh toán
  • Bản sao có công chứng chứng thực căn cước công dân của bạn
  • Giấy xác nhận thông tin về cư trú của người đi vay  (giấy này bạn đến công an xã nơi bạn thường trú, tạm trú)
  • Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có)

Tòa án có thể ra phán quyết buộc người bạn đó phải trả lại khoản nợ và có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết, như kê biên tài sản.

Lưu ý: 

Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về nghĩa vụ tài sản là 3 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay bị xâm phạm (tháng 7/2024).

Xem xét khả năng thi hành án của con nợ. Nếu con nợ không có tài sản để thi hành án dân sự thì mục đích khởi kiện lấy lại số tiền mà bạn cho vay sẽ khó mà đạt được

Nếu bạn của bạn có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Thì bạn của bạn có thể bị khởi tố và truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015. Trong trường hợp đó bạn nên làm đơn tố giác tội phạm gửi đến công an khu vực nơi bạn của bạn thường trú hoặc tạm trú để họ tiếp nhận nguồn tin, lập biên bản và xử lý nguồn tin về tội phạm, chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Phạm Vũ Bảo

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              Hotline:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706