Tranh chấp đất đai có Sổ đỏ là giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Vậy, tranh chấp đất đai có Sổ đỏ gồm những gì, trình tự giải quyết tranh chấp như thế nào? Tham khảo bài viết sau để được giải đáp mọi thắc mắc!
Giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ là gì?
Giải quyết tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các vấn đề bất đồng, mâu thuẫn giữa 2 bên tranh chấp (mà đối tượng là chủ thể đã được cấp Sổ đỏ) để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ tranh chấp đất đai.
Những trường hợp giải quyết đất đai có Sổ đỏ bị tranh chấp phổ biến
Việc tranh chấp đất đai có Sổ đỏ hiện nay khá phổ biến và được phát sinh trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh khác nhau, chẳng hạn như tranh chấp đất đai liền kề, Sổ đỏ bị trùng diện tích, tranh chấp do quyền thừa kế hay tranh chấp tài sản chung của hai vợ chồng.
Tranh chấp ranh đất đai liền kề
Trường hợp này là tranh chấp phát sinh giữa những chủ thể sử dụng đất liền kề nhau. Một trong hai bên cho rằng bên kia đang có hành vi lấn chiếm, thay đổi ranh giới sử dụng đất và bắt đầu xảy ra xung đột, mâu thuẫn, bất đồng. Đối với trường hợp này, bạn cần tìm đến cơ quan pháp lý có thẩm quyền để giải quyết.
Tranh chấp quyền sử dụng đất đai khi có Sổ đỏ bị trùng diện tích
Không ít lần xảy ra tình trạng sai sót khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể. Đất đã được cấp cho người này nhưng lại cấp cho người khác.
Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất khi có Sổ đỏ bị trùng diện tích thì xác suất hai bên có thể thỏa thuận và hòa giải với nhau là rất thấp, nhất là bên đương sự được cấp Sổ đỏ từ bên thứ ba. Trong tình huống này, 2 bên phải tìm đến cơ quan có thẩm quyền để xét xử.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Vấn đề tranh chấp đất đai này nằm trong trường hợp di sản thừa kế, di sản đã được chia theo di chúc để lại hoặc theo quy định của pháp luật, nhưng Sổ đỏ của đất đai đó lại được cấp cho người khác. Người được nhận Sổ đỏ có thể là họ hàng nằm trong những người được thừa kế hoặc là người không liên quan.
Trường hợp này cần gặp các bên liên quan để đưa ra phương án giải quyết hợp lý, nếu không giải quyết được thì bên đương sự có thể đưa đơn kiện lên UBND cấp xã.
Tranh chấp đất đai có Sổ đỏ là tài sản chung của vợ chồng
Tình trạng các cặp vợ chồng sau khi ly hôn xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản rất nhiều. Trường hợp tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ đứng tên 2 vợ chồng là thường xuyên gặp nhất. Trường hợp khác là tranh chấp đất đai có Sổ đỏ đứng tên một người vợ/chồng và không muốn chia. Nhưng sau khi ly hôn, các cặp vợ chồng họ luôn muốn rạch ròi ranh giới với nhau từ con cái, tài sản, công nợ đến đất đai, nhà cửa. Vì vậy, vấn đề tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ là không thể tránh khỏi. Các cặp vợ chồng cần giải quyết rõ ràng, minh bạch với nhau, nếu không hòa giải được thì mới đưa đơn kiện lên UBND cấp xã giải quyết.
Giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ tại UBND cấp xã
Tranh chấp đất đai có Sổ đỏ khi các bên liên quan đã hòa giải nhưng không thành công thì có quyền gửi đơn lên UBND cấp xã – nơi có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai đã có Sổ đỏ.
Hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc, nếu chưa qua giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã mà đưa đơn lên Tòa án Nhân dân sẽ bị trả lại ngay.
Theo Luật Đất đai 2003, UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu, lập biên bản hòa giải vấn đề đất có Sổ đỏ bị tranh chấp, có chữ ký của các bên liên quan, xác nhận hòa giải thành công hoặc không thành công. Thời gian hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đơn kiện.
Biên bản hòa giải sẽ được lưu lại tại UBND cấp xã và sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Giải quyết tranh chấp thành công
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ. Nếu sau đó xảy ra tình trạng về vấn đề ranh giới, sử dụng đất thì UBND cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải có chữ ký đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để giải quyết.
Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và sau khi giải quyết sẽ tường trình lại với UBND cấp xã quyết định công việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp lại Sổ đỏ mới cho các hộ gia đình, cá nhân, các bên liên quan.
Giải quyết tranh chấp không thành công
Nếu sau 45 ngày, các bên liên quan giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ không thành công mà vẫn muốn giải quyết tranh chấp thì có quyền đưa đơn kiện yêu cầu Tòa án Nhân dân xét xử và giải quyết.
Giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ tại Tòa án Nhân dân
Sau khi giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ tại UBND cấp xã không thành công thì các bên liên quan có quyền khởi kiện lên Tòa án Nhân dân yêu cầu giải quyết các vấn đề tranh chấp giấy tờ về quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai 2013.
Cá nhân có quyền tự khởi kiện hoặc thông qua các bên liên quan, người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai có Sổ đỏ lên Tòa án có thẩm quyền.
Sau đây là trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Nhân dân.
- Người khởi kiện nộp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ liên quan lên Tòa án có thẩm quyền.
- Chỉnh sửa hồ sơ theo những yêu cầu của Tòa án.
- Nộp tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Khi bắt đầu thụ lý giải quyết tranh chấp, sẽ tiến hành để hai bên đương sự thỏa thuận, hòa giải với nhau về giải quyết tranh chấp. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành.
- Nếu hòa giải thành công thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành công, sau 7 ngày, các bên đương sự không có thêm ý kiến gì thì tranh chấp đất đai có Sổ đỏ chính thức kết thúc.
- Nếu hòa giải không thành công thì Tòa án sẽ bắt đầu đưa vụ án vào xét xử.
- Nếu kết quả vẫn chưa thực sự hợp lý, các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Có thể bạn quan tâm: Tranh chấp nhà do kế thừa
Án phí giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đã có Sổ đỏ
Dưới đây là bản án phí giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ tương ứng với từng trường hợp cụ thể theo giá trị tài sản tranh chấp khác nhau, bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể sẽ thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện của xã hội.
STT | GIÁ TRỊ TÀI SẢN TRANH CHẤP | MỨC ÁN PHÍ |
1 | Từ 6.000.000 đồng trở xuống. | 300.000 đồng/vụ. |
2 | Từ 6.000.000 – 400.000.000 đồng. | 5% giá trị tài sản tranh chấp. |
3 | Từ 400.000.000 – 800.000.000 đồng. | 20.000.000 đồng + 4% giá trị tài sản tranh chấp. |
4 | Từ 800.000.000 – 2.000.000.000 đồng. | 36.000.000 đồng + 3% giá trị tài sản tranh chấp. |
5 | Từ 2.000.000.000 – 4.000.000.0000 đồng. | 72.000.000 đồng + 2% giá trị tài sản tranh chấp. |
6 | Trên 4.000.000.000 đồng. | 112.000.000 đồng + 0,1% giá trị tài sản tranh chấp. |
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ
Công ty Luật cộng đồng Vạn Tín là đơn vị cung cấp dịch vụ giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trên cơ sở pháp luật. Một trong các dịch vụ đó là giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ.
Nhiều người khi bị kiện hoặc lên đơn đi kiện nhưng chưa nắm rõ được quy định của pháp luật. Chính vì thế, Công ty Luật cộng đồng Vạn Tín sẽ tham gia và giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai có Sổ đỏ.
Với kinh nghiệm lâu năm, dày dạn, chuyên môn cao trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết sẽ tư vấn đầy đủ và giải quyết theo đúng pháp luật. Dưới đây là những dịch vụ mà Công ty Luật cộng đồng Vạn Tín cung cấp đến khách hàng.
Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ
- Tiếp nhận thông tin, hồ sơ từ khách hàng, nghiên cứu, đánh giá tính xác thực của tài liệu, chứng cứ, đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ tốt và hợp lý nhất, đảm bảo tối ưu được quyền lợi của khách hàng.
- Soạn thảo thông tin, tài liệu cần thiết cho khách hàng, gồm có: văn bản đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ, văn bản trình bày với nội dung chuyên môn luật cao, văn bản gửi đến cơ quan Nhà nước cấp cao có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ.
Dịch vụ có luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ
- Thu thập dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ.
- Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ về tính xác thực và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
- Soạn thảo văn bản, đơn kiện, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Nhận ủy quyền của khách hàng thay mặt đến tham gia giai đoạn giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ với các bên liên quan khác khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Việc tranh chấp đất đai có Sổ đỏ luôn đi kèm với nhiều rắc rối về các thủ tục pháp lý, nếu 2 bên không thể tự thỏa thuận, giải quyết thì sẽ cần đến sự hỗ trợ, can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuẩn bị hồ sơ kiện tụng sao cho đầy đủ để bảo vệ triệt để quyền lợi của mình. Đừng lo! Công ty Luật cộng đồng Vạn Tín sẽ hỗ trợ bạn tất tần tật các khâu từ chuẩn bị giấy tờ đến kiện tụng, làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các cấp. Nếu còn nhiều thắc mắc về vấn đề tranh chấp đất đai, hãy liên hệ ngay cho Công ty Luật cộng đồng Vạn Tín để được tư vấn sớm nhất!