Xử lý tài sản thế chấp khi quá thời hạn trả nợ

Hỏi: Dạ thưa luật sư, gia đình em có một thửa đất lâm nghiệp, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1998 đến năm 2005. Gia đình bố em mang đi cắm lấy tiền 5 triệu và có viết giấy nợ khi trả lại là gấp đôi số tiền. Do điều kiện khó khăn không có tiền chuộc lại nhanh. Đến nay mới phát hiện từ 2015 họ đã vẽ vào quyền sử dụng đất của họ và người đó đã mất, chỉ còn con cái. Vậy thưa luật sư liệu có cách nào đòi lại thủa đất của gia đình em không ạ?

*Trả lời:

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 có quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, gia đình bạn đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên gia đình bạn được nhà nước bảo hộ quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, bạn phải đưa ra được chứng cứ thửa đất đó đứng tên của Bố bạn. Và bên cho vay bằng cách nào mà có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Khi vay thế chấp đất, thì hợp đồng cho vay đó có nội dung cụ thể gì, hợp đồng đó có hiệu lực hay là không. Bạn cần đưa ra mọi giấy tờ có liên quan để chứng minh. Nếu họ đang giữ giấy tờ của gia đình bạn, thì hiện tại thửa đất đó đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai. Bạn cần chỉ rõ ra, nếu gia đình bạn đang là người sử dụng mảnh đất đó, thì bạn không cần phải quá lo lắng.

 

Bên cạnh đó, gia đình bạn đã thế chấp thửa đất lâm nghiệp đó, đến nay vẫn chưa thanh toán nợ. Nên:

Thứ nhất: Trách nhiệm trả nợ vay.

Khoản 1, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.’’

 Vậy nên, gia đình bạn cần phải hoàn tất việc thanh toán nợ với bên cho vay.

Thứ hai: Xử lý tài sản thế chấp là thửa đất.

Người cho vay tiền đã tự ý sang tên thành đất của mình, vì khoản nợ của bạn lâu quá không thanh toán. Vậy khi họ tự ý vẽ vào quyền sử dụng đất của họ thì họ có được cấp giấy chứng nhận quyềng sử dụng đất mới chưa. Nếu bên cho vay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, trong trường hợp nếu thửa đất đó vẫn còn đứng tên của Bố bạn thì quyền sử dụng đương nhiên của gia đình bạn được pháp luật bảo vệ.

Song, gia đình bạn phải thực hiện thanh toán cho bên nhận thế chấp trong thời hạn (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của bên nhận thế chấp. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, theo quyết định của mình, bên nhận thế chấp có quyền (i) thu giữ tài sản để xử lý theo Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP; hoặc (ii) yêu cầu bên có nghĩa vụ trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn; hoặc (iii) yêu cầu bên thế chấp tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; hoặc (iv) khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp thì bên cho vay sẽ có quyền chuyển quyền sử dụng đất của mảnh đất thế chấp nếu như trong hợp đồng vay thế chấp ban đầu có thỏa thuận rằng khi hợp đồng này chấm dứt nếu như bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp là mảnh đất đó. Còn nếu như 2 bên không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp khi bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ như trên thì bên nhận thế chấp có quyền kiện ra tòa án về việc không trả nợ cho mình của người vay.

Trường hợp bên cho vay không đồng ý trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi đó mình sẽ khởi kiện. Bạn cần xin trích lục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất đó. Vì nguồn gốc của mảnh đất này là của gia đình bạn.

 

Thứ ba: Về hồ sơ khởi kiện, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau.

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng cho vay tài sản…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

 

Kính thưa Quý khách!

Hi vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm nguồn thông tin tham khảo khi tìm hiểu!

Công ty Luật Vạn Tín cung cấp các thủ tục làm sổ đỏtranh chấp đòi lại nhà đất cùng các dịch vụ tư vấn khác. Nếu có bất kỳ câu hỏi, vấn đề nào thắc mắc cần được giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn               

 ĐT:  0968.605.706.

Công ty Luật TNHH Vạn Tín        

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/;https://luatsunhadathcm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706