CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Chia thừa kế theo pháp luật là vấn đề được nhiều Quý khách quan tâm, chúng tôi trả lời tình huống thực tế sau:

xin chào luật sư ! xin luật sư tư vấn giúp tôi ,

nhà tôi có 6 chị em ,cha tôi đã mất không để lại di chúc ,hiện mẹ tôi đứng tên nhà đất ,4 chị gái có gia đình ra riêng đã lâu hiện tại tôi và mẹ và người em út ở cùng căn nhà trên ,tôi thì đi làm xa ít về , gần đây người em út có quan niệm tranh giành hết nhà đất ,đối xử không tốt với mẹ ,mẹ tôi và tôi muốn bán nhà và đất chia theo luật định ,nhưng người em út không đồng ý bán và chỉ muốn chia cho mình 1/2 tài sản ,mẹ và tôi muốn bán chia đều theo luật nhưng người em út ngăn cản chửi bới mẹ , không cho người đến xem để bán ,chỉ muốn giữ lại đợi đến khi mẹ mất giành hết nhà đất ,xin hỏi luật sư tôi và mẹ có nên gửi đơn ra toà án phân chia tài sản không ?Chia thừa kế theo pháp luật

Chào bạn Ngô Xuân Lộc!

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi, đối với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi đưa ra giải pháp như sau:

Thứ nhất: về quyền khởi kiện, mẹ bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án.

Thứ hai: Cha bạn không để lại di chúc nên chia thừa kế theo pháp luật.

Quy trình chia dia sản thừa kế nếu không có tranh chấp

Nếu có tranh chấp, được chia tại Tòa án.

Về vấn đề của bạn, bạn có thể tham khảo kênh youtube của chúng tôi qua video:

https://www.youtube.com/watch?v=CRlC6WRdYx8

Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015  Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do vậy, Mẹ bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế, mẹ bạn sẽ là người giữ lại căn nhà này theo bản án. Sau đó Mẹ bạn thanh toán phần cho các đồng thừa kế khác và mẹ bán căn nhà đó đi. Nếu không có tiền thanh toán, sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Mẹ bạn rao bán, lấy tiền đặt cọc thanh toán cho các đồng thừa kế.

Trong trường hợp này, Tòa án căn cứ vào hồ sơ vụ án, nếu đúng như bạn trình bày thì phần mẹ bạn được nhiều nhất vì tài sản trong thời kỳ hôn nhân là Bà đã được nữa căn nhà cộng với phần bà hưởng từ ông bằng một nửa căn nhà chia 7 (mẹ và 6 người con).Chia thừa kế theo pháp luật

Lưu ý: Nếu căn nhà này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sau khi ông mất, thì đó là tài sản riêng của bà và bà được toàn quyền bán mà không phải cần Tòa án chia.

Trên đây là giải pháp chúng tôi đưa ra cho bạn, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm một vài thông tin hữu ích!

Chúc bạn thành công!

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              ĐT:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+ Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Công ty Luật TNHH Vạn Tín         

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706