Thời điểm làm chứng khi mua bán đất
Hỏi: Xin luật sư tư vấn giúp. Năm 2019 tôi mua một manh đất 245m2 trong do có 32m2 nằm trong hành lang GPMB và phần S 32 m2 này được nhà nước lập đền bù cho chủ củ vào năm 2014 , vì năm 2019 tôi mua mảnh đất này chưa có bìa, chỉ là một tờ phiếu thu có dấu treo của UBND xả. Trong lúc mua bán chúng tôi có làm biên bản thỏa thuận nhận tiền đền bù cho tôi là người được nhận , và 2 bên đã ký và điểm chỉ Vân tay , lúc lập biên bản có chị gái tôi và người môi giới đất ở đó chứng kiến. Mãi đến cuối năm 2020 nhà nước chi trả tiền đền bù đất cho chủ củ và họ lại không thừa nhận biên bản này. Vì lúc ký tôi quên nhờ người làm chứng hôm đó cùng ký. Đến khi sự việc xảy ra tôi đến nhờ người môi giới và chị gái tôi ký làm chứng vào biên bản thỏa thuận mà năm 2019 mà 2 người đã trực tiếp chứng kiến mua bán và lập biên bản thỏa thuận này. Vậy luật sư cho tôi hỏi. Tôi nhờ những người làm chứng hôm đó, sau một năm ký vào biên bản thỏa thuận Có được pháp luật công nhận không. Và nếu giám định tuổi mực thì Về mặt hình sự chúng tôi có phạm pháp không Mong luật sư tư vấn giúp….. xin chân thành cảm ơn.
*Trả lời:
Đây là vụ án phức tạp về việc xem xét, đánh giá chứng cứ, do hiện nay vấn đề giám định tuổi mực (để xác định chữ viết và chữ ký có cùng thời điểm lập văn bản hay không, nếu không cùng thời điểm thì cái nào có trước, cái nào sau) còn nhiều khó khăn.
Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng
1. Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
2. Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
3. Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
4. Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
5. Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
6. Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
7. Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
8. Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
9. Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Theo đó, khi hai bên đạt được thỏa thuận, nếu thống nhất thể hiện thỏa thuận thông qua hình thức bằng văn bản thì hợp đồng này phải bao gồm các nội dung do các bên thỏa thuận.
Đồng thời, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được nêu tại Điều 401 Bộ luật Dân sự là từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Luật liên quan có quy định khác.
Trong đó, thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hoặc bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản (căn cứ khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự).
Như vậy, việc ký tên trong văn bản, hợp đồng là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Do đó, nếu không có thỏa thuận khác, không có quy định khác của Luật liên quan thì hợp đồng bằng văn bản sẽ có hiệu lực khi bên cuối cùng ký tên vào hợp đồng.
Đồng nghĩa, khi hợp đồng đã được các bên hoàn tất việc ký kết thì sẽ chính thức có hiệu lực nếu không có thỏa thuận khác, các bên cũng đồng thời phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo nội dung ghi trong hợp đồng.
Bởi vậy, nếu thời điểm ký làm chứng trước hay sau thời điểm lập văn bản thỏa thuận thì không được chấp nhận. Vì Người ký sẽ không nắm được nội dung trong hợp đồng là gì nhưng vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đó dù nội dung này có thể không đúng với thỏa thuận ban đầu của các bên. Điều này mang đến rủi ro vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người ký. Hay ký nhưng không hề có mặt tại thời điểm đó, không đảm bảo tính khách quan, quyền lợi ích của các bên.
Nếu giám định tuổi mực bạn sẽ vi phạm về việc làm giả chứng cứ .
Chúc bạn thành công! CÔNG TY LUẬT TNHH MỘT THÀNH VIÊN CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN
Chuyên viên: Phương Nhi
SĐT: 0973.212.487
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124