Nghĩa vụ trả nợ khi người vay chết
Hỏi: Thưa luật sư, chuyện là mẹ em có cho người ta mượn tiền. Nhưng người mượn thì đột ngột qua đời. Người đó vẫn còn vợ con, nhà thì mới bán, nhưng tài sản vừa bán là của 2 vợ chồng. Vậy luật sư cho em hỏi là mình có thể đòi lại số tiền cho mượn không?
*Trả lời:
Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Theo khoản 3 điều 422, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự chấm dứt khi: “Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện”.
Như vậy, theo quy định pháp luật viện dẫn nêu trên thì hợp đồng vay sẽ chấm dứt khi người vay tiền chết .
Trường hợp nếu như người vay không còn di sản để lại thì số tiền bạn cho vay cũng sẽ không đòi lại được.
Trường hợp nếu như người vay có để lại di sản thì phần di sản của họ được thừa kế theo di chúc (nếu họ có để lại di chúc) hoặc thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế của họ sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản do họ để lại theo quy định tại Điều 615 của Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
“ 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác (khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi người vay tiền đã chết thì những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Do vậy, trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu vợ, con hoặc những người thừa kế hợp pháp của người vay có trách nhiệm thanh toán tiền mà người vay nợ bạn. Trường hợp những người thừa kế này không thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì bạn có thể khởi kiện tới Tòa án.
Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét tới thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định tại Khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” (Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết).
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng được quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Như vậy, khi người bạn của bạn chết, thì bạn yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trường hợp những người thừa kế này không thực hiện thì bạn có thể khởi kiện những người này ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu cầu những người này thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn.
Đồng thời bạn có thể tham khảo một số bài viết có liên quan đến chủ đề này thông qua LIÊN KẾT sau:
Chúc bạn thành công!
Chuyên viên: Phương Nhi
SĐT: 0973.212.487
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124