Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột là vấn đề rất thường xảy ra và chiếm phần lớn trong các vụ tranh chấp. Khi việc phân chia đất trong gia đình không đảm bảo công bằng, quyền lợi thì các chủ thể được phân chia sẽ phát sinh những vấn đề tranh chấp đất đai. Để giải quyết tình trạng này, các chủ thể cần hòa giải bằng miệng hoặc đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trên cơ sở quy định của pháp luật.
Các loại tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột
Thứ nhất là, anh em tranh giành đất đai do vấn đề thừa kế
Trong trường hợp đất đai do ông bà, cha mẹ để lại mà không có di chúc, không được định đoạt cụ thể là của ai thì được xem là tài sản chung của các thành viên trong gia đình. Họ phải tự thỏa thuận, phân chia và tranh chấp đất đai giữa anh em ruột bắt đầu xảy ra khi không thỏa thuận được.
Ngoài việc áp dụng Luật Đất đai 2013 để giải quyết về việc chia đất thì còn áp dụng quy định của pháp luật về hàng thừa kế để phân chia đất đai đang bị tranh chấp.
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của người đã mất.
- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người mất hoặc cháu ruột của người mất (mà người mất là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại).
- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người mất; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người mất.
Những thành viên nằm ở cùng hàng thừa kế được thừa hưởng phần di sản bằng nhau. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đai do thừa kế, Tòa án sẽ dựa trên Bộ luật Dân sự 2015 cùng với Luật Đất đai 2013 để xét xử.
Thứ hai là, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
Dạng tranh chấp đất đai này là về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất: mua bán, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất, tặng cho người khác,… Để giải quyết trường hợp tranh chấp đất đai này, cần áp dụng các quy định về hợp đồng của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền xét xử.
Biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột
Cách 1: Các thành viên trong nhà tự thỏa thuận và hòa giải với nhau
Đối với tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thì biện pháp tốt nhất là hòa giải với nhau. Đây là biện pháp được khuyến khích thực hiện tại Luật Đất đai 2013. Hòa giải giúp mọi người thỏa thuận những yêu cầu dễ dàng hơn, hạn chế được các tình trạng mâu thuẫn, bất đồng, giữ được mối quan hệ anh em tốt đẹp.
Cách 2: Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thành công
Nếu không hòa giải được ở cách 1 thì các chủ thể cần gửi đơn kiện lên UBND cấp xã để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột.
Việc hòa giải được lập biên bản phải có chữ ký của các bên liên quan, xác nhận hòa giải thành công hoặc không thành công. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp và lưu lại tại UBND cấp xã.
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột không thành công
Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã không thành công do chưa thực sự thấy ổn thỏa, hợp lý hoặc đã hòa giải thành công mà có ít nhất một trong các chủ thể thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì có thể đưa đơn lên Tòa án Nhân dân để giải quyết vấn đề anh em tranh chấp đất đai.
Cách 3: Giải quyết tại Tòa án Nhân dân
Nếu hòa giải tại UBND vẫn chưa thực sự thỏa đáng hoặc không thành công thì các thành viên, chủ thể có thể đưa đơn lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để thụ án. Cá nhân có quyền tự khởi kiện hoặc thông qua các bên liên quan, người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai giữa anh em ruột lên Tòa án Nhân dân.
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột khi chỉ có thỏa thuận miệng
Dựa vào Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích tranh chấp đất đai giữa anh em ruột nên được tự hòa giải thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên UBND cấp xã.
Thủ tục giải quyết anh em tranh chấp đất đai
Thứ nhất là trường hợp có Sổ đỏ, Sổ hồng hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp này, Tòa án
Nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột.
Thứ hai là không có Sổ đỏ, Sổ hồng hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp này chỉ có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột tại UBND cấp xã có thẩm quyền.
- Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Phí giải quyết anh chị em tranh chấp đất đai
Dưới đây là mức án phí giải quyết anh chị em tranh chấp đất đai, bảng giá này đưa ra chỉ mang tính tham khảo, có thể sẽ thay đổi theo mức giá đất đai, tình hình xã hội.
STT | GIÁ TRỊ TÀI SẢN TRANH CHẤP | MỨC ÁN PHÍ |
1 | Từ 6.000.000 đồng trở xuống. | 300.000 đồng/vụ. |
2 | Từ 6.000.000 – 400.000.000 đồng. | 5% giá trị tài sản tranh chấp. |
3 | Từ 400.000.000 – 800.000.000 đồng. | 20.000.000 đồng + 4% giá trị tài sản tranh chấp. |
4 | Từ 800.000.000 – 2.000.000.000 đồng. | 36.000.000 đồng + 3% giá trị tài sản tranh chấp. |
5 | Từ 2.000.000.000 – 4.000.000.0000 đồng. | 72.000.000 đồng + 2% giá trị tài sản tranh chấp. |
6 | Trên 4.000.000.000 đồng. | 112.000.000 đồng + 0,1% giá trị tài sản tranh chấp. |
Trên đây là những thông tin về các vấn đề tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng như các thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp. Để nhận thêm nhiều thông tin về các vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột hoặc các vấn đề khác liên quan đến đất đai như tranh chấp đất ranh, tư vấn thủ tục đăng bạ sang tết nhà đất, bồi thường khi bị thu hồi đất, tranh chấp hợp đồng đặt cọc… hãy liên hệ qua hotline của Công ty Luật cộng đồng Vạn Tín hoặc để lại thông tin qua website để được luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn tận tình.