Bồi thường đất nông nghiệp là phương án đưa ra nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả và đảm bảo lợi ích của Nhà nước đối với người dân bị thu hồi đất. Đất nông nghiệp đối với nhiều hộ gia đình là nguồn thu nhập chính, nếu không đưa ra được mức bồi thường đất nông nghiệp phù hợp sẽ dẫn đến những hệ lụy khó khắc phục được.
Quy định bồi thường đất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi đất mới nhất
Các hộ gia đình, cá nhân sẽ được bồi thường khi bị thu hồi đất bởi Nhà nước, dựa trên các chính sách, quy định cụ thể.
Đền bù bằng đất
Đất đền bù sẽ có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi, nếu đất thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được bồi thường với giá trị đất nông nghiệp tương đương, phù hợp.
Đền bù bằng tiền
Trường hợp nếu không có đất bồi thường thích hợp thì người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất (tính theo giá bồi thường đất ruộng tại thời điểm quyết định thu hồi).
Trường hợp đã bồi thường đất nông nghiệp khác nhưng có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán cho người dân phần chênh lệch đó.
Các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
Mục đích của đất này là dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng, thu hoạch ngắn: cây hoa màu, cây lúa. Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định và căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất này xem có phải là đất trồng cây hàng năm hay không, sau đó sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi
Đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi có mục đích là chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cỏ tự nhiên để làm thức ăn cho chăn nuôi.
Đất trồng cây lâu năm
Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trên một năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch nhưng không quá 5 năm. Vì vậy, khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ đưa ra mức bồi thường đất trồng cây lâu năm phù hợp nhất.
Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất là bộ phận đất nông nghiệp rất quan trọng, theo quy định của pháp luật về đất đai, đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho các tổ chức nhằm để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đất rừng phòng hộ
Đất nông nghiệp rừng phòng hộ được thành lập, sử dụng với mục đích chủ yếu là bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, bảo tồn thiên nhiên, cân bằng, điều hòa khí hậu thiên nhiên, môi trường sinh thái quốc gia. Nhằm để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, kết hợp với phát triển kinh tế: danh lam thắng cảnh, khu giải trí, nghỉ ngơi hay di tích lịch sử.
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản là đất nông nghiệp dùng trong mục đích nuôi trồng và phát triển ngành thủy sản. Phần đất nuôi trồng thủy sản thường là những phần đất nội địa: ao, hồ, sông, ngòi,… (bao gồm cả những phần đất có mặt nước).
Đất làm muối
Mục đích chính là dùng để sản xuất muối, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đồng ý. Đất làm muối bao gồm đất sản xuất muối quy mô công nghiệp, đất sản xuất muối thủ công.
Đất nông nghiệp khác
- Mục đích sử dụng chính là để xây dựng nhà kính và các loại hình nhà khác để phục vụ cho trồng trọt.
- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc các động vật khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cho mục đích để học tập, nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, đất ươm tạo cây giống.
Giá bồi thường đất nông nghiệp mới nhất
Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường đất nông nghiệp, chi phí đầu tư theo quy định sau đây:
- Bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và diện tích đất được nhận từ thừa kế.
- Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Luật Đất đai 2013 thì không được bồi thường đất nông nghiệp nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào phần đất còn lại.
- Việc bồi thường đất nông nghiệp đối với đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt thời hạn quy định tại Luật Đất đai 2013 thì sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Cách tính giá bồi thường đất nông nghiệp
Khi Nhà nước bắt đầu thu hồi đất mà không thể bồi thường đất nông nghiệp với diện tích tương đương như mảnh đất cũ thì sẽ thực hiện bồi thường đất nông nghiệp bằng tiền. Đây là cách tính giá bồi thường đất nông nghiệp:
Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (đồng/m2).
Ngoài bồi thường đất nông nghiệp, Nhà nước còn cung cấp thêm các khoản hỗ trợ theo Luật Đất đai 2013 cho người dân bao gồm:
- Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất cho người dân theo Điều 19, Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
- Hỗ trợ đào tạo, tìm kiếm, chuyển đổi nghề, việc làm phù hợp cho trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi.
- Hỗ trợ tái định cư đối với những trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật: Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng hộ gia đình, cá nhân mà Nhà nước áp dụng loại hình hỗ trợ phù hợp. Về trình tự, điều kiện được hỗ trợ như thế nào thì đều đã được quy định tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật.
Hướng dẫn đền bù đất nông nghiệp
Trước khi quyết định thu hồi đất, cơ quan Nhà nước phải gửi thông báo đến người dân trước 90 ngày hoặc đưa tin lên các trang phương tiện thông tin đại chúng, các bảng thông báo tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của người dân nơi có đất thu hồi để họ nắm bắt tình hình. Sau đó, cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện các bước sau để thu hồi:
Ra quyết định thu hồi đất
Căn cứ vào Điều 66 Luật Đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền thu hồi đất cụ thể như sau:
- Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban Nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Kiểm kê tài sản có trên đất
- Sau khi xem xét về đất của hộ gia đình, cá nhân thì cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra mức bồi thường đất nông nghiệp tương ứng, phù hợp.
- Nếu trường hợp người sử dụng đất không phối hợp với cơ quan thu hồi đất thì sau 10 ngày kể từ ngày vận động, thuyết phục, UBND cấp xã ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
- Nếu người dân vẫn không chấp hành chỉ thị của UBND cấp xã thì sẽ ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm phải đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Lập phương án bồi thường đất nông nghiệp, hỗ trợ tái định cư cho người dân
Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ bồi thường đất nông nghiệp, hỗ trợ đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp đất thu hồi, tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất nếu bồi thường bằng tiền.
Tổ chức chi trả bồi thường theo quy định tại Luật Đất đai 2013
Sau thời hạn 30 ngày kể từ khi đưa ra quyết định thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thi hành bồi thường đất nông nghiệp, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
Bàn giao mặt bằng, thu hồi đất
- Người bị thu hồi đất phải bàn giao đầy đủ mặt bằng cho cơ quan Nhà nước sau khi nhận bồi thường đất nông nghiệp.
- Nếu trường hợp người bị thu hồi đất không chịu bàn giao mặt bằng khi đã nhận bồi thường đất nông nghiệp thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất theo đúng trình tự, quy định pháp luật.
Một số câu hỏi thường gặp khi bị thu hồi đất
Đất nông nghiệp có nhà ở được bồi thường như thế nào?
Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Vậy việc các hộ gia đình, cá nhân xây nhà trên đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật. Về quy định, nguyên tắc các loại đất nông nghiệp thì sẽ không được xây dựng nhà ở, công trình. Gia đình bạn có thể bị xử phạt hành chính, phá dỡ công trình xây dựng nếu cố tình thực hiện việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Nếu vi phạm bằng hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng, bạn sẽ bị xử lý với mức phạt trong Nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trong trường hợp nếu các hộ gia đình đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở và xây dựng nhà ở trên đất đó thì các hộ gia đình sẽ được bồi thường đất nông nghiệp có nhà ở tương đương khi Nhà nước thu hồi đất”.
Đất nông nghiệp không giấy tờ có được bồi thường không?
Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có trả tiền hàng năm, có đủ điều kiện để được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp sẽ được bồi thường đất nông nghiệp, diện tích được bồi thường đất nông nghiệp là diện tích đất tương đương của người dân đang sử dụng.
Như vậy, Nhà nước vẫn sẽ bồi thường đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất cho người dân nếu đủ điều kiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bồi thường đất nông nghiệp, nếu có thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin liên quan đến bồi thường đất nông nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến đất đai như: tranh chấp nhà do thừa kế, tranh chấp hợp đồng đặt cọc, tranh chấp ranh đất, tư vấn thủ tục đăng bạ sang tên nhà đất... Hãy liên hệ với Công ty Luật cộng đồng Vạn Tín qua hotline để được tư vấn tận tình nhất!