Tại sao phải lập Vi Bằng?

Hiện tại gia đình em làm ăn buôn bán cho 1 chú bên bộ đội mua đồ về nấu cho lính ăn. Nhưng đến thời điểm hiện tại chú này nợ nhà em nhiều tiền bố mẹ có đề nghị chú trả nợ. Đến nay vẫn chưa chú trả, qua nhiều lần gọi điện thoại qua lại bố em có ghi âm lại cuộc trò chuyện. Vậy bản ghi âm của bố em có được coi là bằng chứng không ạ và làm cách nào để đòi được nợ ạ. Tại sao phải lập Vi Bằng?

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Tại sao phải lập Vi Bằng?

Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Căn cứ vào Điều Điều 94 Luật Tố Tụng Dân sự  quy định về Nguồn chứng cứ sau đây:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Ngoài ra, Theo quy định của Điều 95 BLTTDS về xác định chứng cứ thì những tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Tại sao phải lập Vi Bằng?

Như vậy ta có thể quy định trên có thể thấy rằng băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ.

Tuy nhiên băng ghi âm do bạn cung cấp chỉ được Tòa án xem là chứng cứ khi xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ tài liệu đó hoặc văn bản (Vi bằng) về sự việc liên quan của việc thu âm đó của Thừa Phát Lại. Tại sao phải lập Vi Bằng?

Khi bạn yêu cầu bằng các nghiệp vụ chuyên môn và thẩm quyền của mình, Thừa phát lại sẽ lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi, cung cấp nội dung và nguồn gốc băng ghi âm.

Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, xác nhận sự kiện bạn cung cấp các thông tin, nội dung và nguồn gốc băng ghi âm đó.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc  

SĐT: 0973.212.487

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              Hotline:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706