TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi: “Nhà tôi có mảnh đất đang ở được ông nội để lại, trước khi mất ông nội viết giấy ủy quyền toàn bộ đất đai cho bố tôi và giấy di chúc ( bị bác thứ 6 xé mất ). Sau khi nội mất anh chị em của bố tôi có viết giấy họp mặt để bố tôi toàn bồ quyền thừa kế. Nhưng khi bà nội mất thì người anh (bác) về nói là ba tôi không nuôi mẹ ( bà nội) ( trong khi vợ ông bác tự động mang về nuôi và ba mẹ tôi đã tới nhà hỏi để được nuôi bà nội nhưng họ không cho) nên bán đi một mảnh đất vườn 2000m vuông ( được chia cho 5 người con theo ủy quyền và di chúc được xé) để nuôi nội tôi và sau đó lại tiếp tục về kiện nhà chúng tôi phải chia đất nhà ở cho họ. Vậy theo luật sư thì nhà tôi có quyền sử dụng chính đất này không?” TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì ông bà bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp theo đó trường hợp của cha bạn sẽ thừa kế theo pháp luật. Như vậy theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau: TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.” TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

Như vậy, cha bạn cũng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Vì vậy cha bạn có quyền yêu cầu xác định lại số di sản ông bà bạn để lại và chia di sản thừa kế theo pháp luật và được chia phần di sản bằng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

Tuy nhiên, trong tình huống của bạn, nếu chỉ thỏa thuận hòa giải đơn thuần với chỉ hai bên thôi thì rất khó để mà giải quyết được, vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn thì chúng tôi khuyến cáo nên làm đơn gửi lên Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế.

Trước hết cần phải xem xét về thời hiệu khởi kiện còn hay không thì mới có thể làm đơn gửi đến Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế.

TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

Căn cứ vào Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Như vậy, tốt hơn hết thì bạn nên nhờ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, ở đây chính là Tòa án, Tuy nhiên nếu hai bên bác và gia đình bạn có thể giải quyết ổn thỏa với nhau thì cũng được không sao cả.

Đồng thời bạn có thể tham khảo một số bài viết có liên quan đến chủ đề này thông qua video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=A0LGMvPflIU

Đồng thời bạn có thể tham khảo một số bài viết có liên quan đến chủ đề này thông qua LIÊN KẾT sau: TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

https://luatsunhadathcm.com/luat-thua-ke-theo-phap-luat/

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc  

SĐT: 0973.212.487

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              Hotline:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706