Luật thừa kế theo pháp luật
Hỏi:
Xin vui lòng hỗ trợ giúp em. Ba em mất để lại tài sản 1 căn nhà, quyền thừa kế còn Chị em, em và nội em ( đã lẫn ko còn minh mẫn ). Em đã thỏa thuận được với gia đình sẽ nhận phần tiền của mình nếu em làm sao để bảo đảm việc sau này em không quay về tranh chấp căn nhà trước pháp luật. Và em có đi công chứng giấy từ chối thừa hưởng di sản ở thời điểm này, nhưng công chứng viên lại tư vấn cho người nhà em rằng hiện tại ông nội em ko minh mẫn nên không làm giấy sang tên nhà được cho chị em ngay và tờ giấy từ chối di sản của em làm ko có tác dụng, em có thể ở 1 khoảng thời gian sau quay về đổi ý và tranh chấp… vậy em xin hỏi làm cách nào có thể để em nhận được tiền mặt và bảo đảm việc em ko quay lại tranh chấp thời gian về sau nữa ko. Vì gia đình bất hòa nên em muốn nhận được trước phần tiền phải đảm bảo em không còn có thể tranh chấp gì về căn nhà mà Ba em để lại trong khoảng thời gian nhanh và có sự thỏa thuận của gia đình mà không phải kiện cáo ra tòa….( Mọi lý do em đi hỏi đều liên quan vấn đề Nội em đang ko minh mẫn nên ko thể phân chia tài sản được ). Em cám ơn ạ.
*Trả lời:
Theo quy định tại Điều 610 Luật Dân sự 2015, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác cũng như quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Đồng thời, người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối này nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.
Bên cạnh việc được hưởng di sản thì người thừa kế còn phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (theo Điều 615 Luật Dân sự 2015). Vì vậy, chỉ trong trường hợp không phải trốn tránh nghĩa vụ tài sản thì người thừa kế mới có quyền từ chối nhận di sản.
Theo Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định cụ thể về việc từ chối nhận di sản thừa kế cụ thể như sau:
Điều 620: Từ chối nhận di sản thừa kế:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Luật công chứng năm 2014 tại điều 59 quy định cụ thể về việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản như sau:
Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Trong trường này người thừa kế nếu không muốn nhận phần di sản mà người có di sản để lại cho thì cần lập thành văn bản về việc từ chối nhận di sản trên và thông báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.Khi công chứng văn bản trên thì cần bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Về mặt hình thức thì khi người muốn từ chối nhận thừa kế đủ điều kiện để từ chối thì yêu cầu đó phải được lập văn bản và công chứng. Văn bản này được gửi tới người quản lý tài sản, những người thừa kế khác và những người được giao nhiệm vụ phân chia di sản thừa kế. Có thể thấy rằng, việc từ chối di sản thừa kế cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nên thực hiện công việc cũng cần sự tỉ mỉ, minh bạch thông qua các bước
Bước 1: Công khai nguyện vọng từ chối hưởng di sản thừa kế và thông báo cho những người có liên quan như: người quản lý, người phân chia di sản, người thừa kế khác
Bước 2: Nộp hồ sơ tại tổ chức Công chứng, hồ sơ thường gồm:
Giấy tờ cá nhân
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản
Các giấy tờ khác:Giấy khai sinh, Giấy chứng tử…
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Người từ chối phải ký vào từng chân trang
Bước 4: Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang văn bản, đóng dấu công chứng
Như vậy việc từ chối nhận thừa kế của người từ chối nhận di sản đã hợp pháp do người thừa kế tự nguyện từ chối nhận di sản thừa kế thì văn bản từ chối nhận di sản sẽ và phát sinh hiệu lực. Vì vậy, không thể thay đổi ý kiến khi đã từ chối nhận di sản thừa kế.
Do đó, việc từ chối nhận di sản sẽ lập bằng văn bản và gửi đến những người thừa kế khác. Nên việc ông nội bạn có minh mẫn hay không là không liên quan.