Tự vệ và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

“Em chào các luật sư. Em muốn hỏi là , em có mâu thuẫn với một bạn bạn cùng phòng phòng nhưng em không dùng những lời lẽ thô tục hay xúc phạm đến người khác để giải quyết mâu thuẫn và trong chuyện này em không làm gì sai cả vì em chỉ nhắc nhở lịch sự thôi ạ nma ngta phớt lờ và tỏ thái độ, e đã nói vs chủ nhà r nhưng vì lợi ích kinh doanh ngta vẫn chưa giải quyết. Nếu như người này cứ gây sự và ngang nhiên đánh emthì em có quyền đánh lại không Với tư cách tự vệ. Tất nhiên đánh lại là phản kháng thôi chứ kp kiểu mang tính chất nguy hiểm cho xã hội và khiến ngta bị trọng thương ạ. Và e nên giải quyết ntn ạ. (Lí do e k muốn chuyển đi vì gần trường, giá cả ổn định, giao thông tiện lợi….). Em cảm ơn các luật sư ạ”

Tự vệ và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định: Tự vệ và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Từ thông tin bạn mô tả, thì bạn có quyền chống trả lại nếu người đang vi phạm có hành vi xâm phạm đến thân thể của bạn. Tuy nhiên hành vi chống trả này không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nếu không có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời bạn cũng cần phải cẩn trọng đối với những vật sắc nhọn (Dao, kéo,…..) khi xô xát và tự vệ bởi vì những vật sắc nhọn như trên đều có thể khiến bạn và người khác phải nhận những hậu quả nghiêm trọng và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tự vệ và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Tự vệ và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi tự vệ chính đáng còn có thể giảm nhẹ án khi có thể căn cứ vào lỗi của nạn nhân.

Tuy nhiên, tôi vẫn không hy vọng bạn sẽ lựa chọn hình thứ phản kháng quyết liệt như vậy, bạn có thể tránh né hoặc cản đỡ tự vệ cho bản thân, sau đó nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu sự giúp đỡ.

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc  

SĐT: 0973.212.487

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              Hotline:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.605.706